HỘI LH PHỤ NỮ TP ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN THƯỜNG VỤ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 12 /BTV-KT Đà Nẵng, ngày 15 tháng 01 năm 2013
V/v xây dựng mô hình tạo việc làm
cho phụ nữ sau học nghề
Kính gửi: Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ các quận/huyệnTPĐN.
Ngày 10/1/2013, TW Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng mô hình tạo việc làm cho phụ nữ sau học nghề tại công văn số 26/CV-ĐCT với những nội dung cụ thể như sau:
– Mục đích của việc xây dựng mô hình: nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tạo việc làm, tăng tính liên kết trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững; đồng thời để nhân rộng mô hình và đề xuất chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ.
– Loại mô hình: các mô hình trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ dưới hình thức tổ liên kết, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.
– Quy mô của mô hình: mỗi mô hình cần sự tham gia từ 25-30 thành viên, trong đó ít nhất 90% là lao động nữ, mỗi thành viên đại diện cho một hộ gia đình, được thành lập trên một địa bàn dân cư.
– Đối tượng của mô hình:
+ Lao động có nghề phù hợp với mô hình, ưu tiên người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người trong diện đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm,…
+ Có khă năng và điều kiện đối ứng về nguồn lực khi tham gia theo yêu cầu cụ thể của mô hình (đất đai, phương tiện/Công cụ sản xuất, nguồn tài chính,v.v…)
– Nội dung hoạt động của mô hình:
(1) Tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề hoặc chuyển giao khoa học – kỹ thuật; tập huấn kiến thức, kỹ năng về tổ chức và quản lý mô hình, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm; tổ chức tham quan, học tập mô hình cho các đối tượng của mô hình.
(2) Hỗ trợ để các thành viên trong mô hình tiếp cận nguồn vốn phù hợp: ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, các chương trình tín dụng vi mô và các nguồn tín dụng khác, vận động các thành viên tham gia tiết kiệm hình thành nguồn vốn nội lực.
(3) Hỗ trợ công cụ sản xuất, cây con giống, máy móc trang thiết bị và nguyên vật liệu khác (nếu cần)
(4) Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các hội chợ, giới thiệu sản phẩm; xây dựng thương hiệu (nếu có),v.v…
– Thủ tục thành lập mô hình:Quyết định thành lập mô hình, thành lập BQL, xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động, công bố/ra mắt mô hình.
Căn cứ nội dung hướng dẫn trên, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng đề nghị các quận/huyện Hội căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, nhu cầu nguyện vọng và tình hình sản xuất, kinh doanh cụ thể của các hộ gia đình tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
1. Xác định và đề xuất 01 mô hình tạo việc làm cho phụ nữ sau học nghề.
2. Lập kế hoạch xây dựng mô hình (theo mẫu đính kèm) và gửi về Thành Hội qua Ban Kinh tế trước ngày 28/1/2013 để tổng hợp trình TW Hội xét, phê duyệt kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình năm 2013.
Lưu ý: Do nguồn kinh phí hỗ trợ có hạn, nên tập trung vào 02 nội dung quan trọng để xây dựng và duy trì mô hình gồm: đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho lao động nữ; hỗ trợ cộng cụ sản xuất, cây con giống, máy móc trang thiết bị và nguyên vật liệu khác.
3. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các đối tượng tham gia mô hình.
4. Phân bổ chỉ tiêu hàng năm (cho đến năm 2015): mỗi quận/huyện Hội nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và tình hình sản xuất, kinh doanh cụ thể của các hộ gia đình, xác định mô hình và phấn đấu xây dựng ít nhất 01 mô hình tại địa phương.
Trên đây là một số chỉ đạo về lập kế hoach xây dựng mô hình hỗ trợ việc làm tại chỗ cho phụ nữ sau học nghề đến năm 2015. Ban Thường vụ Hội LHPN TP Đà Nẵng đề nghị Hội LHPN các quận/huyện triển khai thực hiện.
Nơi nhận: TM. BAN THƯỜNG VỤ
– Như kính gửi (để thực hiện); PHÓ CHỦ TỊCH
– BTV Hội (để biết);
– Lưu: VT, Ban KT, TT DVVLPN. (Đã ký)
Lê Thị Mỹ Hạnh