Bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền con người, là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Việc đầu tư cho công tác bảo vệ trẻ em là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, công tác bảo vệ trẻ em phải luôn xác định và có kế hoạch phát triển của mộ một quốc gia.
Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua như tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng có xu hướng giảm, tỷ lệ trẻ em được đến trương được tăng lên, trẻ được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia tăng cao, ý thức của người dân về chăm sóc và giáo dục con cái ngày càng cao… Công tác bảo vệ trẻ em của nước ta được thể giới đánh giá cao. Đó cũng là niềm tự hào của ta về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tuy nhân, cần thấy rõ hiện nay, tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, sống trong điều kiện khó khăn, có nguy cơ bị làm dụng sức lao động, bị bóc lột, bị xâm hại tình dục, bị buôn bán… đang có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó, nhận thức, năng lực của cán bộ và nhân dân còn hạn chế; hệ thống bảo vệ trẻ em chưa được kiện toàn mang tinh chuyên nghiệp. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới phải đối mặt với nhiều những thách thức.
Do ảnh hưởng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa và những tác động, của hệ quả xã khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo dẫn đến nhiều trẻ em trong các gia đình nghèo bị thất học, bỏ học, rời xa gia đình lao động giúp việc cho những gia đình khá giả hay phải làm việc lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Vấn đề xâm hại trẻ em cũng có chiều hướng gia tăng như sự sao nhãng, ngược đãi trẻ em; bạo hành trong gia đình; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em nạn nhân của chất độc da cam; trẻ em bị HIV – AIDS; trẻ em bị buôn bán; bị xâm hại tình dục… cần được quan tâm đặc biệt.
Chính những vấn đề trên đòi hỏi các cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải có kỹ năng, kiến thức và được đào tạo làm theo qui trình, chuyên môn hóa để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại thông tin, toàn cầu hóa và kinh tế thị trường. Trước những thách thức đặt ra trong thời kỳ mới, công tác bảo vệ trẻ em cần phải được chuyên môn hóa và xã hội hóa, tập trung các nguồn lực hướng đến nâng cao chất lượng và quy mô trong công tác bảo vệ trẻ em.
Bảo vệ trẻ em đòi hỏi phải huy động nguồn lực của các cấp, các ngành trong cộng đồng để tạo dựng, duy trì “một thế giới phù hợp với trẻ em”. Bảo vệ trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu đặc biệt, trong thời kỳ mới bảo vệ trẻ em lại là vấn đề của toàn xã hội quan tâm.
Nguồn tin: Mai Hoa