Danh mục
Định nghĩa gia đình
Ngày đăng: 07:00:00 25/05/2012
Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta.
Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải.
1/ Định nghĩa về Gia đình
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.
Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.
2/ Đặc trưng của Gia đình
Theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình có 6 đặc trưng cơ bản :
- Là một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên
- Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ)
- Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người.
- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý.
- Gia đình phải có ngân sách chung.
- Gia đình phải sống chung một nhà
Tóm lại, gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ sở của một xã hội cụ thể. Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội của đất nước.
3/ Các giai đoạn phát triển của gia đình
Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam để hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của gia đình trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc bởi vì, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc đều có quá trình phát triển mang đặc thù riêng, không nước nào giống nước nào. Sự biến đổi của gia đình cũng nằm chung trong xu thế phát triển của từng giai đoạn lịch sử ở từng quốc gia, dân tộc. Đặc biệt trình độ văn minh ở mỗi thời đại sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, cấu trúc chức năng của quan hệ nội bộ gia đình, tạo nên những nét phổ biến và biến đổi của gia đình.
Ở đây chúng ta cùng tìm hỉểu các giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam căn cứ vào nền văn minh mà loài người đã trải qua ở các giai đoạn phát triển của lịch sử.
Trong nền văn minh nông nghiệp, gia đình là đơn vị tổ chức sản xuất tự chủ nhưng gia đình lại là giường cột của xã hội: ( tề gia - trị quốc - bình thiên hạ). Ở giai đoạn này, hôn nhân nam nữ do cha mẹ áp đặt, lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích gia đình, gia tộc. Vai trò người con trai rất được coi trọng nhất là người con trai trưởng có quyền hành và quyền lợi. Gia đình sống nhiều thế hệ với chế độ đa thê, việc ly dị gặp nhiều khó khăn. Quy mô gia đình giai đoạn này thường lớn hầu hết là những gia đình tam đại đồng đường (gia đình gồm 3 thế hệ), tứ đại đồng đường (gia đình gồm 4 thế hệ).
Trong nền văn minh công nghiệp, gia đình không còn là đơn vị sản xuất tự chủ mà gồm những người làm thuê, những người chủ XH, các nhà quản lý, kinh doanh, các viên chức làm công ăn lương ... Hôn nhân gia đình trở thành sự tự do lựa chọn của nam nữ, không còn là sự áp đặt của cha mẹ, họ hàng. Vì vậy, lợi ích cá nhân, hạnh phúc cá nhân ngày càng được chú trọng. Cơ cấu gia đình hai thế hệ là phổ biến. Quy mô gia đình nhỏ đi rất nhiều.
Trong nền văn minh hậu công nghiệp, gánh nặng công việc gia đình được giảm nhẹ, con người (đặc biệt là phụ nữ) được giải phóng bớt các khâu lao động chân tay, mệt nhọc, năng xuất thấp. Họ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, học tập, giải trí, vui chơi với gia đình.
Có thể nói, gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển đã đang và sẽ chịu ảnh hưởng đồng thời của 3 nền văn minh nói trên. Đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương đông, văn hóa khu vực Đông nam Á cùng với nhiều tôn giáo vốn đã tồn tại lâu đời như Đạo phật, Thiên chúa giáo, đạo Hồi ...
Một số tác giả nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam đã chia ra thành 5 giai đoạn phát triển của gia đình Việt Nam như sau:
- Gia đình truyền thống (trước thời kỳ Pháp sang xâm lược)
- Gia đình thời Pháp thuộc
- Gia đình Việt Nam trong CMDTDC chống Pháp và chống Mỹ
- Gia đình Việt Nam thời kỳ tiến hành cải tạo XHCN
- Gia đình Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ đổi mới
Theo cách phân chia này, các tác giả đã căn cứ vào đặc điểm xã hội, ảnh hưởng đến đặc điểm gia đình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
4/Các mô hình gia đình Việt Nam hiện nay
+ Gia đình 2 thế hệ: Còn gọi là gia đình kiểu hạt nhân. Loại gia đình còn gọi là gia đình 2 thế hệ gồm có cha mẹ, con cái.
+ Gia đình nhiều thế hệ: Đó là gia đình có 3 thế hệ trở lên cùng chung sống.
- Căn cứ vào số con trong gia đình: có thể phân chia gia đình có quy mô nhỏ có từ 1 đến 2 con; gia đình có quy mô lớn có từ ba, bốn con trở lên.
- Căn cứ vào sự thiếu đủ cha hoặc mẹ :
+ Gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ
+ Gia đình không đầy đủ chỉ còn cha hoặc mẹ (do góa bụa hoặc ly hôn).
Từ những phần trên, có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi dưới tác động của những chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ tách rời những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp tục kế thừa trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới.
5/ Vai trò của gia đình và trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình:
Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm lý - tình cảm xã hội đặc thù, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm. Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời người. Trong gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau, không ngại thiệt thòi.
Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình. Tính đa dạng còn thể hiện qua phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ là nói lý thuyết hay nói suông mà phải bằng thực tiễn từ những việc làm cụ thể. Tính nhiều chiều trong giáo dục gia đình thể hiện qua việc tiếp xúc rộng rãi với môi trường xã hội mà các thành viên trong gia đình là người trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ đó. Đây là những vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình khó có thể hình dung hết và thấy hết được trách nhiệm cũng như vai trò đóng góp to lớn của "tế bào" nhỏ bé của mình cho tương lai của dân tộc.
Để đạt được tiêu chí đó, hơn bao giờ hết các thành viên gia đình mà quan trọng nhất là các bạn trẻ chúng ta phải thực sự chung sức chung lòng đóng góp sức lực dù chỉ là bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình, muốn cho gia đình "ấm no" trước hết, chúng ta phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước. Như vậy, xây dựng gia đình theo chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" không chỉ tạo sự tiến bộ toàn diện cho mọi gia đình, mọi người mà cái cốt lõi đó chính là việc tạo nên điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào xã hội. Khi chúng ta lớn lên trong môi trường lành mạnh và phát triển của gia đình, chúng sẽ trở thành những chủ nhân tương lai đáp ứng với yêu cầu của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững".
Các tin khác:
9 'quy tắc hạnh phúc gia đình' bạn đừng nên tin - (21/12/2020)
Bí quyết để trở thành người phụ nữ tinh tế - (16/06/2020)
4 lưu ý khi chọn cốc nguyệt san - (24/04/2020)
9 sai lầm khi dùng máy giặt - (30/03/2020)
Kỹ thuật mới giúp tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm - (25/02/2020)
Bà bầu cứ nắm nguyên tắc này, đảm bảo ăn nhiều bao nhiêu cũng 'vào con không vào mẹ' - (11/02/2020)
8 đặc điểm của người đàn ông sẽ trở thành chồng tốt - (09/10/2018)
10 điều nhỏ bé cực kì nhưng có tác dụng không ngờ để các cặp đôi không thể rời xa - (28/05/2018)
Xem ngay để biết một mối quan hệ của đôi bạn có nguy cơ... tan vỡ không nhé! - (28/05/2018)
Lãnh cảm - bệnh khó nói nhưng dễ chữa - (28/05/2018)
Đàn ông hỏng rồi thì bỏ đi cho đỡ... chật lòng! - (10/04/2018)
Đàn ông có địa vị thường ngoại tình vì lý do bất ngờ này - (05/04/2018)
5 cấp độ của lừa dối trong tình yêu: Bạn ở đâu trên thước đo này? - (02/04/2018)
10 kiểu phụ nữ trong hôn nhân: Bạn thuộc mẫu người nào? - (27/03/2018)
3 bài học đắt giá đến từ người phụ nữ đã từng có cuộc hôn nhân trên đà đổ vỡ - (22/03/2018)
Nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc rất đơn giản và… không tốn tiền - (14/03/2018)
Nếu không thay đổi thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ hối tiếc vì sao mình lại làm những điều này ở tuổi 30 - (26/02/2018)
4 lời khuyên giúp lấy lại niềm tin sau đổ vỡ hôn nhân - (26/02/2018)
12 lời khuyên nhất định không được bỏ qua để giữ hôn nhân mãi hạnh phúc - (05/02/2018)
7 điều cho một mối quan hệ bền chặt, không tác nhân nào có thể chia lìa - (26/12/2017)
Chị em nằm lòng tuyệt chiêu 4 chữ này thì chồng gia trưởng, độc đoán đến đâu cũng phải ngả mũ kính phục vợ! - (21/12/2017)
7 cách lập tức hóa giải các cuộc cãi vã vợ chồng - (29/08/2017)
Phụ nữ trầm cảm, cô đơn ngay trong chính cuộc sống gia đình bận bịu - (10/08/2017)
Những cặp đôi hạnh phúc phải có đặc điểm này - (10/08/2017)
6 việc phụ nữ làm 'hỏng' chồng - (05/07/2017)
7 thói quen của vợ khiến chồng muốn ly dị - (05/07/2017)
Hôn nhân trên bờ vực thẳm nếu chồng hay nói với vợ điều này - (07/06/2017)
Tăng 'gia đình mở rộng', chồng tích cực chia sẻ việc nhà - (17/04/2017)
Nội trợ - công việc không lương của phụ nữ - (17/03/2017)
Cứ thay đổi 10 điều nhỏ nhặt này thôi, các bạn sẽ yêu nhau đến chết! - (26/12/2016)
'Luật' khi vợ chồng cãi nhau: Đừng đứa nào bước ra khỏi cửa, mất nhau ngay đấy! - (05/12/2016)
Bí quyết giúp bạn tiêu diệt 'mầm mống' ngoại tình - (05/09/2016)
10 cách chiều chồng 'sai lầm chết người' chị em nào cũng cần chỉnh ngay tức khắc - (05/09/2016)
Nếu có những điều sau, bạn là chồng và cha tốt - (19/08/2016)
Những điều phụ nữ chưa hiểu hết về đàn ông - (01/08/2016)
4 nhu cầu của chồng vĩnh viễn khác biệt vợ - (01/08/2016)
7 điều vợ vô tình làm tổn thương chồng mà không hề hay biết - (15/07/2016)
5 điều phụ nữ không nên làm với người đàn ông của mình - (30/06/2016)
Đừng tin câu 'Anh yêu em' nếu chưa thấy chàng có đủ dấu hiệu này - (16/06/2016)
4 điều mà một người đàn ông luôn muốn ở người phụ nữ họ yêu - (03/06/2016)
7 tuyệt chiêu để yêu như chưa yêu lần nào mà vẫn tròn đầy hạnh phúc - (18/05/2016)
4 vấn đề hay gặp khi vợ hoặc chồng làm nhiều tiền hơn - (09/05/2016)
Bí kíp khiến chồng làm mọi điều mà vợ muốn - (09/05/2016)
8 điều nếu chàng làm sẽ khiến nàng hạnh phúc hơn mọi quà tặng - (09/05/2016)
Những điều trẻ con không thích ở bố mẹ - (25/04/2016)
Người phụ nữ thông minh sẽ biết hy sinh đúng hoàn cảnh - (31/03/2016)
8 dấu hiệu chồng vẫn yêu bạn sau nhiều năm - (31/03/2016)
Này các anh, phụ nữ chúng tôi có 8 điều mong các anh thấu hiểu - (23/03/2016)
Chia thu nhập vào '6 cái lọ' - công thức giữ tiền hiệu quả nhất - (15/03/2016)
8 điều nếu chàng làm sẽ khiến nàng hạnh phúc hơn mọi quà tặng - (07/03/2016)
Sự khác biệt giữa tình yêu và ham muốn - (23/02/2016)
Vì sao phụ nữ muốn chồng nấu ăn - (23/02/2016)
Những điều giản đơn này sẽ khiến các cặp đôi luôn hạnh phúc - (16/02/2016)
7 bài học miễn phí mà đắt giá về tình yêu trong năm mới - (16/02/2016)
7 KHÔNG để gia đình luôn luôn hạnh phúc - (12/01/2016)
Là phụ nữ phải đọc ngay bài này để không còn khổ vì đàn ông nữa - (12/01/2016)
Những lý do khiến các cặp đôi thường 'vỡ mộng' sau hôn nhân - (07/12/2015)
Độc chiêu dập tắt lửa giận của ông chồng hài hước - (07/12/2015)
6 thói quen tưởng chừng vô hại phá hủy hôn nhân của bạn - (18/11/2015)
Đừng trói phụ nữ vào cái bếp - (02/11/2015)
Sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà trong việc ghen - (02/11/2015)
Những sự thật 'bất di bất dịch' bạn cần chấp nhận trong tình yêu - (16/09/2015)
Tiết kiệm tiền theo cách của người giàu - (10/09/2015)
Những 'lời vàng ý ngọc' rất đáng học hỏi từ các cuộc tình già - (25/08/2015)
Những sai lầm về tiền bạc nhiều người hay mắc ở lứa tuổi 30 - (20/08/2015)
Khi vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng - (19/08/2015)
Những dấu hiệu cho thấy chàng và bạn sẽ hạnh phúc dài lâu - (30/07/2015)
Cách tiêu tiền phá tan hôn nhân của bạn - (22/07/2015)
13 điều tuyệt vời người có con gái mới hiểu - (17/07/2015)
5 bước để có ngày làm việc năng suất - (06/07/2015)
Thói quen hàng ngày của người hạnh phúc - (02/07/2015)
Phụ nữ cần biết quản lý đời mình - (05/06/2015)
Những cách 'lạ' thể hiện tình yêu vợ của đàn ông - (18/05/2015)
Tình yêu rất thật bởi những điều không là mật - (13/05/2015)
17 câu 'thần chú' cần nhớ khi làm mẹ - (20/04/2015)
Bí kíp gắn kết tình cảm gia đình - (13/04/2015)
Bài học làm vợ mẹ chồng dạy con dâu tương lai - (07/04/2015)
Tổ ấm nguội lạnh thời hiện đại - (25/03/2015)
Những thời điểm sự im lặng của bạn là cách ứng xử khôn ngoan nhất - (19/03/2015)
4 điều bạn không nên thỏa hiệp với bạn đời - (26/02/2015)
7 điều 'dắt lưng' để bạn cân bằng cuộc sống - (08/02/2015)
Những điều các chàng mong mỏi chị em hãy tiết lộ cho họ biết - (29/12/2014)
Những nỗi lo sợ điển hình của các nàng về cuộc sống hôn nhân - (01/12/2014)
Nhà là nơi chứa trái tim - (15/11/2014)
Với con chồng: Yêu thương luôn được đền đáp - (08/11/2014)
7 sai lầm của các cặp đôi ly hôn - (04/11/2014)
Lấy chồng lịch lãm, làm sao không ghen? - (28/10/2014)
Mong muốn số 1 của nàng dâu: Được chồng che chở - (25/10/2014)
Chiều chồng - (16/10/2014)
Vợ xấu, không cần giữ? - (12/10/2014)
Cách giữ vợ hiệu quả nhất: Sống tử tế - (07/10/2014)
Ngoại tình: Đào hố chôn gia đình - (02/10/2014)
8 lỗi lớn 'nguy hiểm' cho hôn nhân hầu hết phụ nữ đều mắc phải - (12/09/2014)
Từ vụ thai phụ ôm con tự tử: Học cách sống chung với mẹ chồng - (10/09/2014)
Anh chồng lạc quan - (05/09/2014)
'Muối mặt' trước những phi vụ vô duyên khó đỡ của vợ - (04/09/2014)
Kế hoạch trị chồng lười - (27/08/2014)
Không biết khen, đừng... lấy chồng! - (07/08/2014)
6 biểu hiện của người chồng thương vợ thật lòng - (22/07/2014)
10 câu nói ngọt ngào khiến trái tim chàng tan chảy - (18/07/2014)
Dấu hiệu cho thấy hôn nhân của bạn sẽ bền vững - (02/06/2014)
8 lợi ích tình cảm từ một nụ hôn nồng nàn - (30/05/2014)
Đàn ông giúp vợ việc nhà là đàn ông hấp dẫn - (22/04/2014)
Hy vọng cho người hiếm muộn - (02/04/2014)
5 nỗi lo sợ nhất của đàn ông mỗi khi bước chân về nhà - (03/03/2014)
Phụ nữ chờ đợi điều gì nhất trong ngày Valentine - (14/02/2014)
Lý do phụ nữ luôn 'ngóng' quà từ chàng ngày Valentine - (13/02/2014)
7 sự thật phụ nữ nên biết về chồng mình - (16/01/2014)
Những điều chồng mong muốn ở vợ - (07/01/2014)
Bạn muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền chặt? - (03/01/2014)
5 điều chị em vô tình có thể khiến chồng bị tổn thương ghê gớm - (23/12/2013)
10 câu nói giết chết hôn nhân - (16/12/2013)
Những cách tiết kiệm đáng kể cho gia đình - (11/12/2013)
Người vợ quyến rũ - (08/12/2013)
Bảy mức độ hòa hợp của hôn nhân - (29/11/2013)
10 kẻ thù của tình yêu - (27/11/2013)
Niềm quên quen thuộc - (13/11/2013)
Để duy trì hạnh phúc gia đình - (11/09/2013)
Những đức tính cần cho hôn nhân hạnh phúc - (19/08/2013)
Nghệ thuật tránh bạo hành - (17/08/2013)
Bạo lực làm đàn ông hạ thấp mình - (15/08/2013)
Để Tết vui. ấn tượng - (13/08/2013)
NGƯỜI VỢ ĐÁNG YÊU - (11/08/2013)
Người vợ thời hiện đại... - (10/08/2013)
9 nguyên tắc người vợ nên biết... - (07/08/2013)
Tích luỹ yêu thương từ những điều giản dị... - (05/06/2013)
“Cơm” và “phở” - (03/06/2013)
Khi vợ chồng không hiểu ý nhau - (21/05/2013)
Ly hôn, vấn đề mang tính toàn cầu - (02/04/2013)
Đừng đánh vợ - (01/01/2013)
Bí thư Thành ủy gặp mặt các anh chồng có hành vi bạo lực - (02/12/2012)
Xây dựng gia đình hạnh phúc qua những bữa cơm hằng ngày - (30/10/2012)
Bạo hành gia đình - Nhìn từ các phiên tòa - (27/06/2012)
Để trọn vẹn tình chồng – bạn - (21/03/2012)
Cô dâu mới trong ngày Tết - (20/02/2012)
Văn hóa trong gia đình - (03/12/2011)
4 lời khuyên hóa giải mẹ chộng - nàng dâu - (02/07/2011)
Tín hiệu chồng yêu vợ - (01/07/2010)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





