Danh mục
Phụ nữ Việt Nam học tập, rèn luyện theo các phẩm chất đạo đức “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”
Ngày đăng: 07:00:00 09/02/2012
Tài liệu sinh hoạt hội viên quý 1/2012
Hỏi: Vì sao Hội LHPN Việt Nam lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng – Trung hậu - Đảm đang để tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ học tập, rèn luyện?
Đáp:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, con người Việt Nam đã hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, là tinh thần anh dũng, kiên cường, tạo nên sức mạnh cộng đồng để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Trong tiến trình lịch sử đó, với thiên chức làm mẹ, vai trò làm “nội tướng” trong gia đình và công dân của xã hội, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức tốt dẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự đóng góp thầm lặng đó đã dần kết tinh nên những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Yêu nước, anh hùng, đảm đang, nhân ái, nghĩa tình, thủy chung và giàu đức hy sinh.
Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, đặc biệt, sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội để phụ nữ Việt Nam phát huy khả năng và những phẩm chẩt tốt đẹp đã được xây đắp qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với phụ nữ. Một số giá trị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam có phần bị mai một. Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trong nhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ. Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ...
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, giáo dục, vận động phụ nữ phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng. Qua hơn 80 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt từ năm 1987 đến nay, cùng với công cuộc Đổi mới của đất nước, Hội LHPN Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội.
Phấn đấu thực hiện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam chính là góp phần thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng người phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí được xác định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội PNTQ lần thứ X. Đây là nhiệm vụ có tính ưu tiên của cả hệ thống chính trị mà tổ chức nòng cốt là Hội LHPN Việt Nam, có sự tham gia chủ động, tích cực của các Bộ, ngành, đoàn thể.
Xuất phát từ thực tiễn và thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Hội, qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đông đảo các tầng lớp phụ nữ và nhân dân, Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam kỳ họp thứ X (khoá X) đã quyết nghị lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang để triển khai tuyên truyền, học tập, rèn luyện trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ.
Hỏi: Trong thời kì CNH, HĐH đất nước, các phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Đáp:
Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đanglà những phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, bước vào thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, các phẩm chất đạo đức ấy được bổ sung những nội dung mới với những biểu hiện cụ thể, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
- Tự tin:
Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình.
Người tự tin là người luôn tin tưởng vào năng lực bản thân, có chí tiến thủ, tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình. Từ đó, đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, không ngại khó, ngại khổ, vượt mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc phục tâm lí tự ti để đạt mục tiêu ấy.
Trong công việc, người tự tin là người tự lực, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sẵn sàng nhận nhiệm vụ; khi đã nhận thì cố gắng hoàn thành tốt. Trong cuộc sống, người tự tin thường chủ động, bình tĩnh xử lí mọi tình huống. Ở người tự tin còn có tinh thần hợp tác cao; khiêm tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại, coi khó khăn là môi trường rèn luyện để thử thách năng lực và ý chí.
Trong giao tiếp, ứng xử, người tự tin thường tỏ thái độ bình tĩnh, chủ động; mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm bảo vệ lẽ phải; có phong thái chững chạc, đường hoàng.
Tuy nhiên, cần phân biệt tự tin với tự kiêu và bảo thủ. Nếu tự tin quá, dẫn tới coi thường người khác thì sẽ thành người tự cao, tự đại; hoặc tự tin mà không có đủ trình độ, kiến thức để xác định việc cần làm thì dễ dẫn tới bảo thủ, do vậy, dễ có nguy cơ bị tụt hậu, bị thất bại.
- Tự trọng: Là coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân mình. Nói phẩm giá, danh dự là nói đến những cái quý giá nhất của mỗi con người, nó không chỉ có ý nghĩa về đạo đức mà rộng hơn là cả về năng lực, trình độ, cách ứng xử v.v… những yếu tố làm nên giá trị, tư cách của con người.
Theo đó, người có lòng tự trọng trước hết phải là người yêu nước, tự tôn dân tộc, không làm điều gì tổn hại đến đất nước, đến dân tộc mình.
Bên cạch đó, người tự trọng là người có thái độ tôn trọng và tự giác chấp hành mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện các quy chế, nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng. Như vậy, sẽ là người thiếu tự trọng nếu có tư tưởng đối phó trong chấp hành luật pháp, cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm những quy định, quy ước chung của tập thể.
Người tự trọng phải là người luôn tôn trọng và hướng theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong ứng xử, người tự trọng thường độ lượng với người khác nhưng nghiêm khắc với bản thân, tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống theo chuẩn mực đạo đức xã hội; không sống dễ dãi, buông thả; không có những hành vi trái chuẩn mực đạo đức xã hội, trái lương tâm; luôn giữ đạo đức nghề nghiệp; hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; tự biết xấu hổ, ăn năn nếu làm những việc trái đạo lý; khi có lỗi thì tự giác nhận lỗi và sửa lỗi; biết kiềm chế, không xúc phạm người khác.
Người tự trọng còn là người coi trọng danh dự bản thân, luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân.Việc coi trọng danh dự bản thân thể hiện qua ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người; cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội. Tự giác hoàn thành tốt những công việc được giao; nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều; việc gì làm được thì gắng làm, không phiền lụy đến người khác. Lòng tự trọng còn giúp con người biết việc nên làm, việc không nên làm.
- Trung hậu: Là trung thành, trung thực, nhân hậu
Biểu hiện của phẩm chất trung hậu theo nghĩa rộng chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Biết tôn trọng những thành quả cách mạng mà các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu mới giành lại được, hiểu rõ đạo lí “ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, người trung hậu không bao giờ phản bội Tổ quốc, không nhẹ dạ nghe theo lời xúi dục của kẻ xấu, không tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại thành quả cách mạng. Cũng không thay lòng đổi dạ; không thất hứa, bội tín; không vô tình, bất nghĩa.
Trong quan hệ cộng đồng, biểu hiện của phẩm chất trung hậu chính là sự thủy chung son sắt trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Giàu tình yêu thương, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước bất hạnh của người khác; không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác. Có lòng vị tha, sẵn sàng tự nguyện hy sinh bản thân cho gia đình, cho đất nước; là sự chân thành, công tâm, khách quan trong cách đối xử với mọi người. Thẳng thắn, cương trực, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu, cái ác.
- Đảm đang
Theo quan niệm cũ, đảm đang (tương tự đảm đương) là khái niệm chỉ người phụ nữ đảm đang việc nhà, giỏi giang trong gánh vác công việc trong gia đình. Ngày nay, khái niệm đảm đang đã có sự phát triển, mở rộng về nghĩa. Đó là khả năng quán xuyến việc nước, việc nhà. Người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội.
Đối với gia đình: Người phụ nữ đảm đang cần có khả năng quán xuyến công việc gia đình; biếtsắp xếp, phân công công việc cho các thành viên một cách hợp lí; chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định đóng góp vào nguồn thu của gia đình; tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình; quan tâm chăm sóc, nuôi dạy con tốt; thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình. Biết cách tổ chức tốt cuộc sống tinh thần trong gia đình, luôn chia sẻ tâm tư tình cảm với con, hiểu những giai đoạn thay đổi tâm sinh lí của con để khéo léo định hướng cho con phát triển nhân cách; không phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, cho xã hội.
Đối với xã hội: Người phụ nữ đảm đang cần tham gia lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc; phấn đấu giỏi việc nước, đảm việc nhà. Biết sắp xếp việc nhà hợp lý để làm tham gia việc cộng đồng, hoàn thành tốt mọi công việc được phân công. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có thời gian học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
Với bản thân: Người phụ nữ đảm đang còn là người biết sắp xếp thời gian hợp lí trong công việc, tham gia học tập nâng cao trình độ của bản thân, chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để trở thành một người lao động có chất lượng cao, một người vợ đảm, một người mẹ hiền. Đồng thời vừa có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân hợp lý để tái tạo sức lao động.
Hỏi: Rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, mang đến những lợi ích nào cho phụ nữ?
Đáp:
Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đangluôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, góp phần thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Đối với bản thân người phụ nữ, 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang giúp người phụ nữ nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực, tránh những tác động tiêu cực của thời kì CNH, HĐH và hội nhập, vượt qua những thách thức khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Đó cũng là điều kiện đem lại giá trị đích thực cho người phụ nữ, hướng người phụ nữ sống thiện, sống đẹp, sống có ích. Khi vai trò, vị trí của phụ nữ được nâng lên, chị em có thể đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Đối với mỗi gia đình, bốn phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đangcòn giúp người phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người vợ đảm, người mẹ hiền; từ đó tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình; tạo cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Đối với cộng đồng, 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đanggiúp người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tác động tích cực tới cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Hỏi: Phụ nữ cần làm gì để có được 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang ?
Đáp:
Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kì CNH, HĐH đất nước, để có được 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, người phụ nữ cần phải cố gắng nỗ lực, phấn đấu không ngừng.
Trước hết, mỗi một phụ nữ cần nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó. Sẵn sàng vượt qua khỏi định kiến giới, vượt qua những trở ngại của bản thân, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình; đồng thời có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân, của phụ nữ.
Mỗi người cần xác định rõ trách nhiệm xã hội của mình trong quá trình tu dưỡng và rèn luyệnphẩm chất đạo đức. Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, khắc phục tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, níu kéo, đố kị với người khác.
Không ngừng học tập vươn lên, tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung và loại hình học tập thích hợp; có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng; không ngừng vươn lên trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; nâng cao kiến thức văn hoá, kĩ năng giao tiếp ứng xử; thực hành phương pháp khoa học trong nuôi dạy con và chăm sóc gia đình.
Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Phải xác định được rằng phẩm chất đạo đức của con người không tự nhiên, sẵn có mà được hình thành qua giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày. Đồng thời, phẩm chất đạo đức cũng không phải nhất thành, bất biến mà luôn chịu sự tác động của ngoại cảnh, dễ bị thay đổi. Do đó, việc rèn luyện cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, tự soi xét bản thân hàng ngày và tu dưỡng suốt cả cuộc đời.
Để gìn giữ và không ngừng phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, mỗi một cán bộ, hội viên, phụ nữ hãy tích cực học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, đồng thời là nòng cốt trong việc tuyên truyền để làm sao cho các phẩm chất đạo đức tốt đẹp có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội. Bởi lẽ, giữ gìn, phát huy và bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam không chỉ cần thiết đối với người phụ nữ, mà còn cần thiết đối với mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập./.
(Nguồn trang Thông tin tư liệu Trung ương Hội LHPN Việt Nam)
Các tin khác:
Tài liệu tuyên truyền về 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2021) - (21/12/2020)
Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV - (21/12/2020)
Danh bạ các cơ sở trợ giúp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực của thành phố Đà Nẵng - (04/12/2020)
Thông báo nhanh Kết quả Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố nhiềm kỳ 2020-2025 - (04/11/2020)
Video đồ họa tuyên truyền ATGT 'Đã uống rượu bia - Không lái xe'. - (02/11/2020)
Bắt đầu Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” - (24/09/2020)
Những thành tựu nổi bật 75 năm nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - (24/08/2020)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - 90 năm trưởng thành và phát triển - (20/08/2020)
Giới thiệu một số tiêu chí ứng xử trong gia đình - (25/06/2020)
Tài liệu Tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) - (11/05/2020)
Tìm hiểu về những phụ nữ Việt Nam nổi tiếng - (07/05/2020)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) - (29/04/2020)
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) - (27/06/2019)
Công ước chống ta trấn và pháp lutaaj Việt Nam về phòng chống tra tấn - (30/05/2019)
Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong - (17/05/2019)
Đề cương tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-/2019) - (02/05/2019)
Tài liệu giáo dục chính trị tư tưởng dành cho hội viên, phụ nữ năm 2018 - (01/10/2018)
Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) - (11/09/2018)
Đề cương tuyên truyền Kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV - (05/07/2018)
Tài liệu tuyên truyền Luật An ninh mạng trong hội viên, phụ nữ thành phố - (15/06/2018)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968 - 2018) - (22/03/2018)
Tài liệu học tập chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2018 - (30/01/2018)
Tuyên truyền kỷ niệm 170 năm ra đời tác phẩm 'Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản' - (12/01/2018)
Đề cương báo cáo Kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV - (29/12/2017)
Huyền thoại 'Điện Biên Phủ trên không' và những con số - (19/12/2017)
Đề cương tuyên truyền năm APEC Việt Nam - Tuần lễ cấp cao APEC 2017 - (11/09/2017)
Đề cương tuyên truyền và sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017) - (30/08/2017)
Tài liệu thông tin nội bộ về chuyến thăm cấp nhà nước Vương Quốc Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - (29/08/2017)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ - (30/06/2017)
Tài liệu sinh hoạt hội viên về Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017-2022) - (11/06/2017)
Tài liệu tuyên truyền và sinh hoạt hội viên quý 2/2017 - (12/05/2017)
Tài liệu tuyên truyền Kết quả Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 - (15/03/2017)
Phóng sự Phòng, chống Nồng độ cồn năm 2016 - (26/10/2016)
Dự thảo Báo cáo chính trị - Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 - (23/09/2016)
Tài liệu sinh hoạt hội viên, phụ nữ về Học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII - (15/07/2016)
Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2016) - (22/04/2016)
Hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về việc sinh hoạt hội viên quý II/2016 - (20/04/2016)
Triển khai tài liệu Giáo dục Chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho HVPN - (12/04/2016)
Phim Phóng sự 'Phòng, chống vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe' - (01/04/2016)
Tài liệu tuyên truyền về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 - (15/03/2016)
Tài liệu sinh hoạt hội viên quý II/2015: Phụ nữ tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp - (08/07/2015)
Sổ tay tuyên truyền Thực hiện văn hóa, văn minh đô thị - (08/07/2015)
Bài phát biểu Chương trình Biểu dương Gia đình hạnh phúc tiêu biểu giai đoạn 2010 - 2015 - (30/06/2015)
Bài phát biểu Khai mạc Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015 - (26/05/2015)
Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng - (19/05/2015)
Học tập và làm theo Bác là nhu cầu văn hóa tự thân - (19/05/2015)
Sẵn sàng dấn thân vì đại cuộc - (19/05/2015)
Cẩm nang tuyên truyền các chuyên đề - (13/05/2015)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) - (15/04/2015)
Bài phát biểu Chương trình Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt - Lào - (15/04/2015)
Bài phát biểu Chương trình Hành trình về nguồn. - Tri ân tháng 3 - (26/03/2015)
Tài liệu sinh hoạt hội viên phụ nữ Quý 1/2015 - (06/02/2015)
Đề cương tuyên truyền: Kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII - (18/12/2014)
Tài liệu tuyên truyền 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam - (08/12/2014)
Tài liệu triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội - (03/10/2014)
Bài phát biểu chương trình 'Tri ân và hát về biển đảo quê hương' - (01/08/2014)
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2014 - (25/06/2014)
Đề cương tuyên truyền v/v Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam - (10/06/2014)
Bài phát biểu Liên hoan hát ru, hát dân ca thành phố Đà Nẵng năm 2014 - (19/05/2014)
Tài liệu sinh hoạt hội viên quý 2 năm 2014 - (10/05/2014)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - (22/04/2014)
Phát biểu của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Nẵng tại kỳ họp thứ 8, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VIII - (17/12/2013)
Tài liệu Tuyên truyền về việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc - (11/12/2013)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 4 năm 2013: “Phụ nữ cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” - (22/09/2013)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 5 năm 2013 - (20/09/2013)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 03 năm 2013: Phụ nữ tích cực thi đua hưởng ứng Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc - (28/05/2013)
Tài liệu sinh hoạt hội viên góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - (08/02/2013)
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN, HỎI ĐÁP VỀ VẬN ĐỘNG HỘI VIÊN, PHỤ NỮ THAM GIA TIẾT KIỆM (Tài liệu dành cho sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ) - (26/11/2012)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 05 năm 2012 - (26/11/2012)
Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (dành cho hội viên và phụ nữ) - (24/10/2012)
Bài phát biểu chào mừng Đại hội thành lập Hội Nữ Trí thức thành phố Đà Nẵng - (19/10/2012)
Vấn đề nâng cao năng lực giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc – Nhìn từ góc độ của tổ chức Hội Liên hiêp Phụ nữ - (10/10/2012)
Bài phát biểu của Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Nẵng tại buổi 'Giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam' - (20/09/2012)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công - (15/08/2012)
Phát biểu của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Nẵng tại chương trình 'Tri ân người trong cuộc' - (23/07/2012)
Phụ nữ Việt - Lào, mối quan hệ nghĩa tình, chung thủy - (19/07/2012)
Phát biểu khai mạc của đ/c Đỗ Thị Kim Lĩnh - Chủ tịch Hội LHPN Đà Nẵng tại Lễ hội 'Sống xanh' - (18/06/2012)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng - (08/06/2012)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 2/ 2012 - (08/06/2012)
Bài phát động hưởng ứng phong trào ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp và tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường - (22/05/2012)
Bài tham luận của Hội LHPN TP tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI - (28/03/2012)
Diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI - (15/03/2012)
Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI - (15/03/2012)
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI - (15/03/2012)
Một số thông tin về phòng, chống bệnh Tay - Chân - Miệng - (14/03/2012)
Tài liệu tuyên truyền tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI - (01/02/2012)
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (01/01/1997 - 01/01/2012) - (05/01/2012)
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN - (12/10/2011)
KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM - (06/10/2011)
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI LHPN TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH - (27/09/2011)
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TP ĐÀ NẴNG LẦN THỨ XII, Nhiệm kỳ 2011-2016 - (23/09/2011)
Tài liệu Tuyên truyền Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 và Năm Quốc tế về rừng 2011 - (03/06/2011)
DANH SÁCH NỮ ỨNG CỬ TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG KHOÁ VIII - (27/05/2011)
CỬ TRI CẦN BIẾT BẦU CỬ LÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN - (18/05/2011)
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ - (13/05/2011)
TRÍCH ĐĂNG TIỂU SỬ NỮ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA VIII - (11/05/2011)
PHỤ NỮ VIỆT NAM SÁNG SUỐT LỰA CHỌN NAM, NỮ ĐỦ ĐỨC, ĐỦ TÀI ĐỂ BẦU LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP - (05/05/2011)
THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE - (01/04/2011)
Một số thông tin cần biết về sốt phát ban nghi Rubella - (28/03/2011)
Tài liệu tuyên truyền An toàn Giao thông năm 2011 - (24/03/2011)
Tài liệu sinh hoạt hội viên quý 1/2011 “Thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển xã hội và nâng cao vị thế của phụ nữ” - (22/02/2011)
Tài liệu sinh hoạt Hội viên quý 2/2010 - (12/07/2010)
Đề cương tuyên truyền một số nội dung chủ yếu của luật quản lý thuế - (18/05/2010)
Đề cương tuyên truyền Quan hệ hữu nghị và hợp tác Đà Nẵng – Lào - (18/05/2010)
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào - (18/05/2010)
Tài liệu sinh hoạt hội viên Qúy III năm 2008 - (18/05/2010)
Tài liệu tuyên truyền phẩm chất đạo đức, chuẩn mực ngưòi Phụ nữ Việt Nam - (18/05/2010)
Thư tuyên truyền công trình thi đua 'Tôn tạo khu tưởng niệm nhà yêu nước Thái Thị Bôi' của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng - (18/05/2010)
Khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam về phòng chống dịch cúm A(H1N1) - (18/05/2010)
Thông điệp phòng chống dịch cúm A (H1N1) - (18/05/2010)
Đề Cương tuyên truyền 40 năm thực hiện di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969 - 2/9/2009) - (18/05/2010)
Tài liệu sinh hoạt hội viên số 4 năm 2013: “Phụ nữ cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” - (01/01/2007)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





