Danh mục
Khởi nghĩa Duy Tân
Ngày đăng: 19:26:34 24/03/2022
Thái Phiên với Trần Cao Vân
Quyết tâm đánh đuổi thực dân hung tàn
Cả hai quê ở Quảng Nam1
Căm thù bọn giặc ngoại bang bạo cuồng
Vận động lực lượng khắp miền
Vùng lên lật đổ gồng xiềng Lang Sa2
Cùng nhau chung gánh sơn hà
Một niềm nợ nước thù nhà nặng sâu
Văn thân, binh sĩ, anh hào3
Nơi nơi mưu tính phất cờ đấu tranh
Sục sôi các tỉnh miền Trung
“Nội công ngoại ứng” phương châm chu toàn4
Niềm tin, khí thế ngập tràn
Vua Duy Tân cũng luận bàn hăng say
Dày công chuẩn bị bao ngày
Chờ ngày nổi dậy hợp vây khắp vùng
Nhớ khi trên biển Cửa Tùng
Vua Duy Tân với Thái, Trần gặp nhau5
Liệu trù phương kế trước sau6
Nguyện cùng chung bóng cờ đào đánh Tây…
Sự tình nghiệt ngã, đắng cay
Quân thù trước đã ra tay bạo tàn!
Kế hoạch bại lộ, vỡ tan7
Giặc Tây đàn áp dã man khắp miền8
Trần Cao Vân với Thái Phiên
Chói ngời khí phách trung kiên, ngoan cường9
Hàng trăm người trước pháp trường
Xem khinh án chém, coi thường tù gông
Vua Duy Tân thật kiên trung10
Bị Tây đày ải sang vùng châu Phi
Xót xa vận nước gian nguy
Nhà tan nước mất tiếc gì đến thân!
Bao người vì nước vì dân
Tấm gương vị quốc vong thân sáng ngời11
Dẫu bao thiên chuyển biến dời
Duy Tân khởi nghĩa muôn đời truyền lưu.
Nhà báo LÊ VĂN THƠM
Chú thích:
1/ Thái Phiên (1882 – 1916) quê làng Nghi An, xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.Trần Cao Vân (1866 - 1916), quêxã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam,còn có tên là Trần Công Thọ, khi đi học lấy tên là Trần Cao Đệ, khi tham gia hoạt động cứu nước lấy tên là Trần Cao Vân.
2/ Lang Sa hay Phú Lang Sa đều chỉ giặc Pháp.
3/ Đội lính mộ ước hơn 1.000 người, trong đó có nhiều cơ sở của ta, bấy giờ đang đóng tại Huế vì gần đến ngày sang Pháp. Theo kế hoạch, đội lính mộ này sẽ tham gia khởi nghĩa Duy Tân.
4/ Dự kiến, lực lượng Quang Phục quân từ hải ngoại kéo về phối hợp với cuộc khởi nghĩa Duy Tân, thực hiện “nội công ngoại ứng”.
5/ Tháng 4/1916, Vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa với Thái Phiên và Trần Cao Vân tại bãi biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị.
6/ Vua Duy Tân cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân quyết định chọn đêm ngày 03/5/1916, tức mồng 1/4 năm Bính Thìn 1916 phát lệnh khởi nghĩa.
7/ Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ từ tỉnh Quảng Ngãi. Tên công sứ Quảng Ngãi mật điện cho Tòa Khâm sứ Huế, và một kế hoạch phản khởi nghĩa được gấp rút chuẩn bị trong khi lãnh đạo nghĩa quân không hề hay biết.
8/ 11 giờ đêm ngày 03/5/1916, Vua Duy Tân cải trang cùng với 2 người hộ vệ là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu ra khỏi hoàng thành, đến bến Thương Bạc, nơi có thuyền chờ sẵn của hai ông Trần Cao Vân, Thái Phiên đến rước. Chưa kịp xuống thuyền, nhà vua gặp Trần Quang Trứ, nhân viên của tòa công sứ Thừa Thiên và cũng là cơ sở của ta hoạt động trong cơ lính bảo hộ. Trần Quang Trứ phản bội, đã vội vàng xuống đò qua sông, thẳng đến Tòa Khâm sứ phi báo sự việc vừa xảy ra. Trong khi đó, khắp các trại lính ở Huế đều bị lệnh cấm ra vào, vũ khí bị tước đưa vào kho khóa lại. Vì vậy, đến giờ phát lệnh, không có tiếng súng báo hiệu, và tất nhiên lửa báo hiệu cho Quảng Nam, Quảng Ngãi ở trên đỉnh đèo Hải Vân (theo kế hoạch) cũng không có nốt. Cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt ngay từ đầu.
Tại kinh thành Huế, bọn thực dân săn lùng, tìm bắt Vua Duy Tân. Ngày 6/5/1916, chúng đã bắt được nhà vua cùng 2 người tùy tùng và cả 2 nhà lãnh đạo Trần Cao Vân, Thái Phiên ở trong một ngôi chùa bên núi Ngũ Phong. Nhà vua bị đưa về giữ ở đồn Mang Cá, còn các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu thì bị giam ở lao Thừa Phủ.
9/ Trước tòa án Nam triều, Trần Cao Vân và Thái Phiên khẳng khái tự nhận mọi công việc đều do 2 ông thủ xướng: Trần Cao Vân với chức danh Quân sư và Thái Phiên làm Phó Quân sư.
10/ Ngày 17/5/1916, thực dân Pháp đưa các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên cùng 2 người tùy tùng của Vua Duy Tân là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu ra chém ở pháp trường An Hòa(Huế); còn Vua Duy Tân bị giặc Pháp đày sang đảo Resunion, Ấn Độ Dương.
11/ Tháng 6/1925, bà Trương Thị Dương - một thành viên tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, bí mật thuê người bốc hài cốt hai cụ Thái - Trần qua bờ nam sông Hương, tẩm liệm vào hai tiểu sành và chôn cất gần chùa Châu Lâm, thuộc làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Nhưng do bị lộ, nên 11 ngày sau, bà Dương dời mộ đến đồi thông nằm giữa chùa Châu Lâm và chùa Từ Hiếu ở làng Dương Xuân Thượng (nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế), chôn chung hai cụ trong một nấm để tránh sự nghi ngờ của địch. Mãi đến năm 1956, bà Dương mới kể cho con cháu biết nguồn gốc ngôi mộ chung, rồi dựng tấm bia bằng xi-măng định danh vị công khai cho hai cụ.
Sau năm 1975, ngôi mộ chung của hai chí sĩ Thái - Trần được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 575QĐ/VH của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ngày 14/7/1990, được tu bổ, tôn tạo khang trang với chiều rộng hơn 5m, dài 6m, ở giữa là nấm mộ tròn, phía sau là ngọn tháp ghi hai dòng chữ Hán lớn: “Trần Cao quý công, Thái Duy quý công”. Tấm bia dựng trước mộ ghi mấy dòng chữ Hán nhỏ: “Bính Thân nhị nguyệt cát nhật - Phụng vị - Trần Cao quý công, Thái Duy quý công - Chi mộ” như nội dung bia bà Dương đã lập.
Các tin khác:
Cờ hồng bay cao - (22/05/2022)
Trường ca Chiến thắng Điện Biên Phủ - (04/05/2022)
Sáng mãi gương chết theo thành - (08/04/2022)
Phụ nữ cũng say mê học chữ Hán Nôm - (02/04/2022)
Sáng mãi ngọn lửa Hải Vân - (28/03/2022)
Trường ca Đại thắng Mùa Xuân 1975 - (21/03/2022)
Thơ: Vòng tròn bất tử - (13/03/2022)
Thơ: Mẹ Nhu và Bảy Dũng sĩ Thanh Khê - (11/03/2022)
THƠ: Khởi nghĩa Bà Triệu - (08/03/2022)
THƠ: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG - (07/03/2022)
THƠ: Tấm gương Thái Thị Bôi - (06/03/2022)
Lợi thế của người hướng nội - (07/10/2020)
Nguồn gốc của Áo dài Việt Nam (phần 1) - (11/09/2020)
Không phải sự nghiệp lẫy lừng, sở hữu 4 đặc quyền này mới là phụ nữ thành công - (16/06/2020)
Sáu cách ghi điểm trong bài thi nói TOEFL - (25/02/2020)
7 thói quen của người thành công vượt trội - (08/11/2017)
Hãy lưu ý 8 điều về phong thủy để rước tài lộc vào nhà! - (09/05/2016)
Văn chương mang gương mặt nữ - (12/06/2015)
Chuyện ở đời, đừng vội phán xét ai! - (29/05/2015)
Ứng xử nơi công cộng - (15/05/2015)
Trường Sa những ngày đầu giải phóng - (15/04/2015)
Hũ tiền tiết kiệm nhỏ và những giấc mơ lớn - (13/04/2015)
Từ trang phục và cách giao tiếp ứng xử nghĩ về vẻ đẹp hoàn thiện của người phụ nữ - (13/03/2015)
65 năm đời tôi có Đảng - (14/02/2015)
Tổ quốc nhìn từ biển - (25/07/2014)
Tản văn: “Hương trời tháng Tám” - (12/11/2013)
Hạnh phúc là gì - (06/11/2013)
Dặn con gái - (28/10/2013)
Dù thương chứ, ta thương người lắm chứ - (11/10/2013)
Hoa cúc - (03/10/2013)
Mùa thu đi qua - (28/09/2013)
Truyện ngắn 'Bàn tay mẹ' - (17/08/2013)
Đi qua thương nhớ - (16/08/2013)
Bên kia là nắng ấm - (15/08/2013)
Ghen - (12/08/2013)
Hai sắc hoa tigôn - (10/08/2013)
Những câu danh ngôn bất hủ về phụ nữ - (08/08/2013)
Bài thơ 'Đôi dép' - (08/08/2013)
Tự hát - (08/08/2013)
Quê hương - (08/08/2013)
Lá diêu bông - (08/08/2013)
Thơ vui về phái yếu - (08/08/2013)
Em vẫn đợi anh về - (08/08/2013)
Không ghen - (08/08/2013)
Nhớ mẹ - (08/08/2013)
'Hai chị em' của Vương Trọng - Tiếng vọng từ cõi thực - (08/08/2013)
Mẹ - (08/08/2013)
Bến hoa vàng - (07/08/2013)
Biển và em - (06/08/2013)
Góc nhớ - (05/08/2013)
Thức trong thương nhớ quê nhà - (05/08/2013)
Tình yêu mẹ cho con… - (04/08/2013)
Trầu cau trong văn hoá Việt - (03/08/2013)
Trong chiến tranh - (02/08/2013)
Con không phải là đứa con nhặt - (01/08/2013)
Chuyện của Mẹ - (01/08/2013)
Phép thử - (31/07/2013)
Bài thơ “ Mẹ dạy con ” - (30/07/2013)
Tôi yêu em - (30/07/2013)
Trái tim Trường Sơn - (29/07/2013)
Thôi đành… - (28/07/2013)
Lời mẹ - (25/07/2013)
Anh đi chợ - (21/07/2013)
Việt Truyện ngắn: Em phải về thôi - (20/07/2013)
Chùm thơ Ngắm Trăng - (12/07/2013)
Mẹ của anh - (08/07/2013)
Thơ tình cuối mùa thu - (07/07/2013)
Đến với bài thơ hay: Nước chảy bên lòng - (05/07/2013)
Vợ tôi - (01/07/2013)
Bình thơ: Đi ăn cưới vợ cũ - (20/06/2013)
Đợi - (20/06/2013)
Tản văn: Gió chiều cõng nắng qua sông - (18/06/2013)
Bàn tay em - (10/06/2013)
Biển, núi, em và sóng - (09/06/2013)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





