Theo Vnexpress
Danh mục
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi
Ngày đăng: 08:57:25 07/10/2020
Ngăn cấm trẻ xem tivi là không hợp lý bởi giống như Internet, trẻ có thể học được nhiều điều nếu như biết chọn lọc để xem.
Bài viết của nhà văn Nguyên Nguyên, đăng trên diễn đàn giáo dục con cái của trang web sohu.
Cuối tuần, tôi cho con trai xuống khu vui chơi, một lúc sau có vài bạn nhỏ vây xung quanh bé. Cầm vài viên bi trên tay, con trai tôi diễn thuyết: "Ta là mặt trời với sức mạnh vô song. Mặt trời có thể chiếu sáng giúp mọi người sống sót". "Còn ta thì sao", cậu bé tiếp tục đóng vai khác. "Bạn là sao Hỏa, vì bạn cầm viên bi màu đỏ. Có rất nhiều ngọn núi lửa nằm ở trên bạn, trực chờ ngày phun trào"...
Tôi không tin những gì mình vừa nghe lại phát ra từ miệng đứa bé 4 tuổi. Cậu bé đang nói lại những kiến thức trong bộ phim tài liệu "Vụ nổ vũ trụ", hay "Chiến tranh giữa các vì sao" hay được chiếu trên tivi.
Người mẹ đứng bên cạnh hỏi tôi cho con học ở đâu mà biết nhiều như thế. Tôi nhìn thấy sự ghen tị trong mắt cô ấy. "Cháu chỉ xem tivi ở nhà", tôi thật thà. Ánh sáng trong mắt người phụ nữ phụt tắt: " Tivi không tốt cho trẻ em. Gia đình tôi chưa bao giờ tin tivi có lợi cho trẻ", cô ấy gay gắt.
Nếu trở lại hai năm trước, tôi sẽ nắm tay cô ấy mà khóc: "Cuối cùng cũng tìm được tri kỷ, tôi cũng vậy". Nhớ lại khi dọn về nhà mới, tôi cương quyết không mua tivi. Trước 2 tuổi, con trai chưa từng xem một chương trình truyền hình nào.
Nhiều bố mẹ ngăn cấm con xem tivi vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Ảnh: eastday.com.
Cho đến một lần, khi đến nhà người bạn, sau bữa cơm, họ bật tivi lên. Trên cả chặng đường về nhà, con trai không ngừng yêu cầu: "Mẹ, con cũng muốn xem tivi". Tôi bất ngờ nhưng lại nhớ tới câu nói của người bạn: "Chị có đảm bảo rằng không cho con xem tivi ở nhà, trẻ không xem tivi hay sử dụng máy tính trộm không? Mọi sự ngăn cấm chỉ tạo nên sự tù túng trong tâm hồn trẻ".
Tôi bắt đầu suy nghĩ rồi đặt câu hỏi tại sao tôi không muốn cho con xem tivi, nói cách khác, cho bé xem tivi, tôi lo lắng điều gì? Trước đây tôi cho rằng, xem tivi thị lực trẻ sẽ kém đi, nó sẽ gây nghiện thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Nỗi lo mất kiểm soát đã buộc tôi phải hành động nhanh chóng để dập tắt hành động "xem tivi" từ trong trứng nước. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, khi bạn càng cấm, trẻ lại càng muốn xem hơn. Tại sao lại như thế?
Hiệu ứng trái cấm
Bạn có nhận thấy rằng khi một thứ gì đó bị cấm hoặc nguy hiểm, không thể tiếp cận hoặc khó khăn, nó sẽ hấp dẫn hơn? Đó chính là hiệu ứng trái cấm trong tâm lý học. Điều này đặc biệt rõ ràng trong mối quan hệ giữa trẻ em và tivi.
Đã có bao nhiêu cha mẹ rơi vào hoàn cảnh "cuộc chiến với chiếc điều khiển" cùng với con mình. Trước đây tôi thường xem trộm tivi khi bố mẹ vắng nhà. Việc sử dụng quạt và khăn lạnh đắp lên tivi trước khi bố mẹ về nhà là những kỷ niệm kinh điển trong tuổi thơ của tôi.
Trẻ em cũng cần một chế độ vui chơi cân bằng y như chế độ dinh dưỡng. Trong danh mục các hoạt động vui chơi này nên có cả việc được xem truyền hình, bởi nếu không thì chúng sẽ luôn cảm thấy thèm khát khoảng thời gian được ngồi trước màn hình để xem những chương trình chúng ưa thích.
Cha mẹ dùng "xem tivi" như một phần thưởng
Tôi thường nghe cha mẹ muốn con làm điều gì đó, họ ra điều kiện: "Ăn ngon, bố mẹ sẽ cho xem phim hoạt hình’; "Hãy làm bài tốt và con có thể xem tivi sau khi học xong"... Có thể những lúc như thế này, bé thực sự ăn ngoan và tập trung học hành. Nhưng nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, đứa trẻ dần hình thành nhận thức "Xem ti vi= phần thưởng", và việc này có thể trao đổi được. Bởi vậy khi làm bất cứ việc gì, trẻ sẽ lại mang sự "trao đổi" này ra để thương lượng với bố mẹ.
Nói thẳng ra, không phải tivi khiến trẻ em nghiện mà chính thái độ của bố mẹ đối với tivi khiến trẻ nghiện. Nếu nguyên nhân gốc rễ này không được giải quyết, ngay cả khi không có tivi, trẻ sẽ tìm các phương án thay thế khác, chẳng hạn như điện thoại di động, máy tính và thậm chí là những thứ khác.
Tôi ủng hộ trẻ xem tivi, vì có nhiều lợi ích
Trước 24 tháng, trẻ không thích hợp để nhìn vào màn hình tivi, nhưng sau lứa tuổi này, kiến thức mà các chương trình truyền hình mang lại có nhiều tác dụng không ngờ.
Ví dụ về lĩnh vực tiếp thu kiến thức. Con trai tôi đang xem những bí ẩn của vũ trụ, những thí nghiệm hóa học và một số phim tài liệu về khám phá khoa học, phim cổ tích ... kiến thức thật nhiều. Mặc dù tôi không mong đợi khi xem tivi con trai sẽ trở thành thiên tài trong những lĩnh vực này, nhưng nếu đón nhận một cách tinh tế, thì đó cũng là một phương pháp để gieo mầm tri thức.
Chỉ nói về các thí nghiệm hóa học, trong một lần thấy khoai tây chiên nổi trên mặt chảo, con trai đã thốt lên "Lực nổi kìa mẹ". Điều này rất khó dạy ở một đứa trẻ 4 tuổi nếu chúng không tận mắt nhìn thấy thí nghiệm qua chương trình truyền hình khoa học.
Ví dụ về tăng trưởng: Năm ngoái tôi có mua một chiếc loa thông minh AI, nhận diện được giọng nói, thiết lập được những câu lệnh riêng phù hợp với mục đích điều khiển của người dùng. "Loa thông minh, hãy nhắc tôi tắt tivi sau 15 phút nữa". Đó là việc phải làm của con trai tôi trước khi bật tivi. Và chiếc loa đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Tất nhiên mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Lúc đầu nghe yêu cầu của tôi, con trai đã phản kháng. Nhưng lần nào tôi cũng đáp lại bằng một giọng nói nhẹ nhàng nhưng quyết đoán "Nếu không muốn, con có thể không xem". Sau đó chỉ cần nghe tiếng từ chiếc loa, con trai tôi hình thành được thói quen tự giác, kể cả trong những việc khác nữa.
Bởi vậy, cho dù internet hay tivi, sẽ có nhiều thứ hay ho hay "rác rưởi" trong đó. Nhưng tivi với tư cách là một công cụ, tự nó không tốt hay xấu. Vì vậy thay vì cân nhắc có nên cho trẻ xem tivi hay không, tôi chú ý hơn đến việc cho trẻ xem tivi như thế nào là hợp lý.
Tạo tính tương tác với trẻ sau khi xem tivi sẽ khiến trẻ dduojc trau dồi kỹ năng diễn đạt, thậm chí hình thành tư duy logic. Ảnh: aiziw.com
Sau đây là 4 nguyên tắc nhỏ mà tôi thường áp dụng khi cho con xem tivi.
Kiểm soát tài nguyên Tivi
Khi một đứa trẻ còn nhỏ, không thể phân loại các chương trình truyền hình hay dở. Vì vậy, chương trình nào phù hợp với con em mình thì phải kiểm tra kỹ càng trước khi cho trẻ xem.
Hẹn giờ xem Tivi trước
Tôi cũng lo lắng xem tivi nhiều ảnh hưởng đến thị lực của con như gây mỏi mắt và cận thị. Vì vậy, tôi phải đặt quy tắc xem trong bao lâu. Nói chung, không quá 15 phút mỗi lần và không quá ba lần một ngày.
Tạo tính tương tác khi xem tivi
Sự tương tác của các chương trình truyền hình đều là một chiều, nếu xem quá nhiều, sức biểu cảm của trẻ có thể giảm sút. Do đó, tôi sẽ có xu hướng thảo luận những gì đã xem với con: "Người nhện hôm nay có nhiệm vụ gì"; "Oa, nghe có vẻ ly kỳ đó, thế anh ấy đã cứu người như thế nào?"
Chỉ với vài câu hỏi đơn giản, toàn bộ câu chuyện được kết hợp lại với nhau. Có khi tôi và con trai lần lượt đóng vai các nhân vật hoạt hình rồi diễn lại những phân cảnh vừa xem. Điều này rất tốt để trẻ trau dồi kỹ năng diễn đạt, thậm chí hình thành tư duy logic. Hơn nữa, mỗi khi cùng mẹ bàn bạc, con trai tôi rất vui vì cảm thấy mẹ như một người bạn tốt, thích những điều con thích, quan tâm đến những thứ con quan tâm.
Giúp trẻ phát triển các sở thích khác
Bố mẹ yên tâm rằng những trẻ thích đọc sách hay vận động, không phải lúc nào cũng thích xem tivi. Tôi từng làm một "hộp kho báu trò chơi". Mỗi lần con trai xem tivi xong, đều thò tay bốc ra một tờ giấy trong đó có ghi sẵn trò chơi có thể chơi cùng với bố mẹ như: Nhảy lò cò, cờ vua, bắn bóng... Khi tìm thấy niềm vui ở những trò vận động này, mỗi ngày con không dùng hết đến "quyền" xem tivi 3 lần mỗi ngày.
Trên thực tế, trẻ em rất cần sự đồng hành và tương tác về mặt tình cảm, và tivi chưa bao giờ là lựa chọn hàng đầu của trẻ. Tôi nghĩ việc ngăn cản hoàn toàn trẻ xem tivi là không thực tế. Bởi vậy, nếu bố mẹ kiểm soát xem truyền hình có mức độ thì kết quả đạt được tốt hơn rất nhiều so với việc ngăn cấm.
Các tin khác:
Phương pháp kỷ luật con không đòn roi - (26/01/2021)
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau - (23/06/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công - (22/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi - (13/01/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh - (29/09/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





