Theo vnexpress
Danh mục
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này
Ngày đăng: 08:39:45 07/10/2020
Bố mẹ yêu cầu trẻ phải giống như người lớn mà không nhớ đứa trẻ nào cũng có quá trình trưởng thành của riêng mình.
Bài viết của nhà văn SunLi, đăng trên diễn đàn làm cha mẹ của trang web sohu.com
Con trai người bạn tôi năm nay 6 tuổi, cậu bé đặc biệt sợ sâu bọ. Một ngày đi trên đường, có một con sâu bướm rơi từ trên cây xuống. Nhìn thấy cậu bé hét lên, chạy bán sống bán chết. Người mẹ thấy bộ dạng con trai, tức giận quát: "Con sâu bé xíu như vậy, có ăn nổi thịt con đâu mà khiếp sợ thế". Nói xong người mẹ hất tay con trai đang bám ríu lấy người mình, tức giận bỏ đi trong tiếng khóc sợ hãi của cậu bé.
Khi kể lại chuyện với tôi, cô ấy bức xúc: "Nếu là con gái thì không sao, nhưng nó là con trai mà nhát như cáy. Lớn lên làm được trò trống gì?". Nghe vậy, tôi chỉ trả lời: "Ai quy định con trai không được sợ sâu bọ?".
Bố mẹ như người bạn của tôi luôn vô thức yêu cầu trẻ phải giống như người lớn, buộc chúng phải trưởng thành mà không nhớ đứa trẻ nào cũng có quá trình trưởng thành của riêng mình.
Trước khi con 8 tuổi, đừng ép trẻ làm 4 điều sau:
Ép con làm theo ý mình là tâm lý chung của nhiều bậc làm cha mẹ hiện đại. Ảnh: The paper.
Buộc trẻ phải dũng cảm
Con trai tôi 6 tuổi luôn căng thẳng mỗi khi trời mưa bởi sợ giẫm phải ốc sên. Một lần phát hiện có con bò dưới chân, cậu bé sợ đến nỗi không dám nhúc nhích.
Tôi bảo con: "Ốc sên thích không khí ẩm ướt nên ngày mưa chúng ra ngoài đi dạo. Mẹ sẽ dẫn con, chúng ta hãy đi từ từ, đừng quấy rầy chúng được không?". Con trai đồng ý. Lúc đó, tôi có thể cảm nhận được nét mặt của con giãn ra.
Trên đường đi, tôi hỏi: "Con có biết mẹ sợ nhất con vật gì không". "Mẹ cũng sợ á", bé tò mò hỏi lại rồi đoán nào hổ, rắn, sư tử.... Tôi trả lời chính là con ếch. Cậu bé bật cười "Con không sợ nó, con sẽ bảo vệ mẹ". Bằng cách này, con trai hiểu rằng ai cũng có nỗi sợ riêng, người lớn không phải ngoại lệ. Đây là điều bình thường và không cần phải xấu hổ. Sau đó vài tháng, một lần đi lớp về, bé chạy đến hào hứng nói với tôi: "Mẹ ơi, hôm nay giờ sinh học, cô giáo mang đến lớp một con ốc sên lớn. Cô yêu cầu chúng con xếp hàng để quan sát và con đã chạm vào vỏ của nó".
Mọi đứa trẻ sinh ra đều không dũng cảm. Con gái có thể sợ bóng tối và con trai có thể sợ sâu bọ. Thử nghĩ xem, khi bé bạn có bao giờ bị một loại động vật thân mềm nào đó làm cho sợ hãi đến tê liệt không?
Chúng ta nên làm gì khi trẻ nói: "Con sợ". Hãy chấp nhận trước sau đó cần vượt qua. Cho phép con sợ, tôn trọng và hiểu cảm xúc của trẻ. Không có phương pháp nào tệ hại hơn khi khiến trẻ cảm thấy bản thân vô dụng. Đừng ép con phải cam đảm. Hãy đủ kiên nhẫn để cùng con từ từ vượt qua nỗi sợ hãi và biến "đừng sợ" thành "Mẹ sẽ ở bên con".
Luôn so sánh trẻ với người khác
Có nhiều cha mẹ vô thức so sánh con mình với con nhà người ta với hy vọng thúc đẩy con họ tốt hơn. Tuy nhiên "con nhà người ta" lại trở thành cơn ác mộng với nhiều đứa trẻ trong giai đoạn trưởng thành. Trong một cuộc thăm dò tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại Trung Quốc, câu nói "Hãy nhìn con nhà người ta kìa" đứng đầu trong 5 câu mà trẻ vị thành niên ghét bố mẹ nói nhất.
Sự khẳng định bản thân của trẻ rất quan trọng. Trước khi trưởng thành về trí tuệ, nhận thức của trẻ về bản thân thường xuất phát từ đánh giá của cha mẹ. Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được nhận xét tích cực từ cha mẹ mình. Trong lòng trẻ thơ, cho dù cả thế giới không công nhận, chỉ cần có sự đồng tình của cha mẹ, chúng vẫn đủ tự tin để xông pha ra thế giới.
Nếu bạn luôn so sánh khuyết điểm của con với ưu điểm của người khác, con sẽ thiếu tự tin, cảm thấy mình vô dụng và không dám để cha mẹ thấy được tiềm năng của mình. Mỗi một đứa trẻ là một cá thể độc lập với tiềm năng vốn có. Nếu phải so sánh, chúng ta có thể so sánh trải nghiệm thành công với những thất bại trước đó để nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ.
Trẻ biết cãi có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và quyết đoán. Ảnh: The paper.
Không cho phép trẻ cãi lại
Tôi cũng từng phát điên khi dạy con học bài. Mỗi lần như vậy tâm trạng rất tồi tệ, gầm rú từ đầu đến cuối buổi học. Một lần, tôi nói với con "Sớm muộn gì mẹ cũng phải nhập viện vì bị con chọc giận". Con trai tôi vô tư đáp: "Vậy sớm muộn gì con cũng bị mẹ làm cho sợ chết khiếp. Mẹ, đơn giản chỉ là làm bài tập thôi mà. Mẹ không kiên nhẫn được sao?". Câu nói của con trai khiến cơn giận tích tụ cả ngày của tôi bị dập tắt. Tôi cố nén cười rồi đi ra ngoài.
Với nhiều gia đình, con trai tôi sẽ được liệt vào dạng "cãi bố mẹ, không biết nghe lời". Cậu bé này cố tìm ra sơ hở và thách thức uy quyền làm cha mẹ. Nhưng với tôi, trong một phạm vi nhất định, đứa trẻ biết cãi lại là một điều tốt.
Trẻ biết cãi có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và quyết đoán. Tôi từng nói với con, nếu có thể cãi lại mẹ, chỉ cần có lý và không lộn xộn, tôi sẽ không có ý kiến. Những đứa trẻ biết cãi thường an toàn hơn, bởi chúng can đảm bày tỏ suy nghĩ bên trong mình. Nhiều cha mẹ đã dùng uy quyền ép con phải phục tùng. Nhưng đổi lại là những đứa con lầm lì, đóng chặt cửa trái tim. Thử đặt câu hỏi, bạn có muốn có một đứa con luôn lắng nghe vâng lời những điều bố mẹ nói hay một đứa trẻ có thể độc lập suy nghĩ và tư duy?
Không cho phép trẻ tức giận
Khi trẻ mất bình tình và tức giận, đó là lúc chúng cần tình yêu thương nhất. Nhưng cha mẹ thường không thể chịu đựng được những đứa trẻ mất bình tĩnh. Bất cứ khi nào thấy trẻ nổi cơn thinh nộ, bạn có thể dùng đòn roi để dập tắt ngay lập tức.
Giận dữ không phải điều xấu mà là một cách giao tiếp để trẻ thể hiện cảm xúc. Thông qua những cơn giận dữ, cảm xúc của trẻ được giải tỏa, điều này có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Trên thực tế, trẻ em biết nổi nóng từ khi 2 tuổi, không cho trẻ giận dữ chính là giết chết bản chất của trẻ.
Khi con tôi học mẫu giáo, nó không chịu đánh răng trong một thời gian. Càng thúc giục, con càng khóc dữ. Tôi đề nghị: "Sau khi con đánh răng xong, mẹ sẽ kể chuyện cho con nghe được không?" Cậu bé ngay lập tức đứng dậy đánh răng và vui vẻ chạy lại chỗ tôi để nghe câu chuyện mà mẹ đã hứa.
Đôi khi trẻ mất bình tĩnh chỉ để bắt chước người lớn. Thay vì ép con trưởng thành, tốt hơn hết hãy cho con tình thương. Một đứa trẻ không dám khóc hay tức giận sẽ không hạnh phúc, nó sẽ cô đơn cả đời.
Giáo dục trẻ em cần học tập suốt đời. Luôn ép buộc con, tưởng chừng như đã có một đứa con ngoan nhưng thực chất cái giá phải trả mất nhiều hơn được.
Các tin khác:
Phương pháp kỷ luật con không đòn roi - (26/01/2021)
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau - (23/06/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công - (22/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi - (13/01/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh - (29/09/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





