Danh mục
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau
Ngày đăng: 14:59:04 23/06/2020
Khi một đứa trẻ bắt đầu xuất hiện trong gia đình, dù cho là bé trai hay bé gái thì cũng đều khiến người lớn cảm thấy hạnh phúc, ấm áp. Sự xuất hiện của những thiên thần nhí này mang lại sức sống mới cho cả nhà, nhiều tiếng cười và niềm vui hơn.
Khi em bé lớn lên mỗi ngày, cha mẹ sẽ thấy rằng có sự khác nhau trong tính cách, suy nghĩ và nhận thức của bé trai và bé gái. Điều này cũng dẫn đến việc cách nuôi dạy con, đặc biệt là trước khi trẻ 6 tuổi cũng cần phải có sự khác biệt giữa 2 giới.
Dưới đây là những điều khác nhau cụ thể giữa bé trai và bé gái:
Con gái nhạy cảm hơn con trai
Trẻ con thường tinh nghịch, nghịch ngợm nhưng bé trai và bé gái có cách cư xử khác nhau sau khi mắc lỗi và bị người lớn chỉ trích. Đa phần, con trai sau khi phạm lỗi sẽ bị bố mẹ chỉ trích, thậm chí là bị phạt nhưng chúng vẫn có thể tiếp tục mắc lỗi đó trong nhiều lần tiếp theo.
Nhưng với con gái, bé sẽ sửa chữa nhanh chóng, ít khi mắc lại cùng một vấn đề như vậy, chịu nghe lời bố mẹ hơn. Có thể thấy, tại thời điểm này, các bé gái nhạy cảm hơn sớm hơn các chàng trai.
Bé gái phát triển não bộ nhanh hơn bé trai trước 6 tuổi, vì vậy chúng có các kỹ năng và biểu cảm ngôn ngữ mạnh mẽ hơn. Bé gái nói sớm hơn, diễn đạt tốt hơn, biết bày tỏ suy nghĩ của mình… Điều đó chúng tỏ bộ não của trẻ hoạt động tốt, hiểu rõ lời của bố mẹ nói, lắng nghe và thực hiện rất tốt.
Các bé gái hiểu tốt hơn lời bố mẹ giảng giải, trong khi các bé trai thì chậm hiểu hơn một chút.
Bé gái phát triển não bộ nhanh hơn bé trai trước 6 tuổi, vì vậy chúng có các kỹ năng và biểu cảm ngôn ngữ mạnh mẽ hơn. (Ảnh minh họa)
Con gái có nhận thức cảm xúc sâu sắc hơn
Bé gái có bản chất tỉ mỉ và nhạy cảm hơn. Bé có thể nhận thức sâu sắc hơn về mọi thứ, cẩn thận và cảm xúc phức tạp hơn một bé trai. Vì vậy, quan tâm một bé gái, bố mẹ cần chu đáo hơn. Trong khi đó, với bé trai, bố mẹ chỉ cần quan tâm trực diện và đơn giản hơn, nhận thức về cảm xúc của bé trai thường trực tiếp, bộc lộ ra bên ngoài luôn, vui thì cười, buồn thì khóc… Khác biệt với bé gái thường có những ẩn ý, đôi khi không lộ ra ngoài.
Hành vi của bé gái linh hoạt hơn
Ngoài việc phát triển trí não sớm hơn so với con trai, bé gái cũng phát triển nhanh hơn con trai một chút. Bé gái thường làm tốt các việc cần sự khéo léo, phối hợp, kiểm soát tốt. Bé gái linh hoạt hơn. Trước 6 tuổi, bé gái được dạy về nhảy, vẽ, hát, viết… thường tiếp thu tốt hơn bé trai.
Trước 6 tuổi, bé gái được dạy về nhảy, vẽ, hát, viết… thường tiếp thu tốt hơn bé trai. (Ảnh minh họa)
Con trai can đảm hơn con gái
Tất nhiên, không phải tất cả bé trai đều mạnh hơn bé gái, nhưng về cơ bản, can đảm là đặc tính, bản chất ở nam giới và nó cũng khiến các bé trai trở nên nghịch ngợm hơn. Bé trai sẵn sàng thử những điều mới, dám thách thức những món đồ chơi khó, đầy tò mò về những điều chưa biết và sẵn sàng thử nó trong thực tế. Đây là sự khác biệt rõ nét giữa các bé trai và bé gái.
Bé trai và bé gái có những khác biệt khá rõ trước 6 tuổi, có vẻ như bé gái thường thông minh, ngoan ngoãn, hiểu chuyện hơn bé trai nhưng cha mẹ không nên lo lắng vì những khác biệt này chỉ mang tính tạm thời. Khi lớn lên mỗi ngày, các chức năng thể chất và sự phát triển não bộ sẽ được rút ngắn khoảng cách giữa bé trai và bé gái. Điều mà chúng ta nên làm là trân trọng từng khoảnh khắc khi trẻ lớn lên, xin đừng bỏ lỡ những điều tuyệt vời đó trong cuộc đời của chúng.
Trên thực tế, trong một gia đình, cả bé trai và bé gái đều là những thiên thần nhỏ trong trái tim của cha mẹ, vì vậy làm thế nào để cha mẹ nuôi dạy con một cách đúng cách?
Bé trai và bé gái có những khác biệt khá rõ trước 6 tuổi, có vẻ như bé gái thường thông minh, ngoan ngoãn, hiểu chuyện hơn bé trai nhưng cha mẹ không nên lo lắng vì những khác biệt này chỉ mang tính tạm thời. (Ảnh minh họa)
Giáo dục không phân biệt
Khi đối mặt với giáo dục trẻ em, bố mẹ có thể sẽ làm quá nghĩ rằng con gái chỉ nên làm những việc của con gái và con trai cũng vậy. Ví dụ, quan niệm con gái thì không nên nghịch ngợm, không được phiêu lưu, khám phá nhiều cái. Con gái chỉ nên thông minh và nhẹ nhàng.
Chính lối suy nghĩ này sẽ giới hạn bản chất của trẻ, để trẻ mất đi sức sống và tính cách của mình. Do đó, bố mẹ nên để trẻ tự do phát triển cá tính, đừng đóng khung con cái mình vào một hình tượng nhất định, hãy để trẻ tràn đầy năng lượng, dũng cảm, tự tin, tràn đầy sức sống.
Thống nhất một nguyên tắc
Điều quan trọng là phải thiết lập một nền giáo dục có tính kỷ luật, nguyên tắc và nhất quán cho trẻ em. Những hành vi xấu ngay từ nhỏ cũng cần phải được uốn nắn để trẻ hiểu các quy tắc phải tuân theo. Điều này có lợi cho việc nuôi dưỡng trẻ, giúp trẻ tự kiểm soát được bản thân, duy trì các thói quen tốt, lịch sự và có chỉ số cảm xúc tốt hơn.
Điều quan trọng là phải thiết lập một nền giáo dục có tính kỷ luật, nguyên tắc và nhất quán cho trẻ em. Những hành vi xấu ngay từ nhỏ cũng cần phải được uốn nắn để trẻ hiểu các quy tắc phải tuân theo (Ảnh minh họa)
Đồng hành trong hành trình khôn lớn của con
Sự phát triển của một đứa trẻ không thể tách rời sự chăm sóc và ở bên của cha mẹ. Trong trường hợp vì những lí do bất khả kháng, bố mẹ phải ở xa con thì cũng nên thường xuyên liên lạc, gọi điện thoại, gọi video để con biết rằng cha mẹ luôn nhớ về mình, quan tâm mình, cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Trẻ sẽ chỉ có thể phát triển tốt khi biết bố mẹ không bỏ rơi mình, yêu thương mình.
Trong vấn đề giáo dục trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và chăm sóc trẻ nhiều hơn để trẻ lớn lên trong một môi trường lành mạnh, có thái độ lạc quan, tích cực.
Theo phunuvietnam.vn
Các tin khác:
Dạy con kỹ năng vượt qua nghịch cảnh - (20/04/2022)
Nuôi dạy trẻ không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh - (13/04/2021)
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mùa hè đến, phụ huynh cần biết điều gì? - (13/04/2021)
Cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ - (16/03/2021)
Phương pháp kỷ luật con không đòn roi - (26/01/2021)
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi - (07/10/2020)
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công - (22/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi - (13/01/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh - (29/09/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





