Danh mục
Bạo lực tinh thần: Không dễ sẻ chia
Ngày đăng: 14:49:14 22/08/2018
Trong đời sống vợ chồng, có một kiểu bạo hành đáng sợ không kém khi nạn nhân phải thường xuyên chịu đựng những lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hay những câu nói thô thiển, thiếu tôn trọng từ người bạn đời; thậm chí có người còn chọn cách “không đối thoại” mỗi khi có mâu thuẫn, khúc mắc trong đời sống hôn nhân…
Uẩn ức vì… không chịu đối thoại
Vào buổi chiều muộn đầu tháng 6, một người phụ nữ trung niên tìm đến Văn phòng luật sư Đỗ Pháp nằm trên đường Ngô Gia Tự, quận Hải Châu để chia sẻ câu chuyện gia đình. Sau cùng, chị chỉ hỏi luật sư mấy câu ngắn: Có nhiều phụ nữ lâm vào cảnh giống tôi không? Và chúng tôi nên ứng xử như thế nào cho hợp tình, hợp lý?
Người phụ nữ ấy là giảng viên một trường cao đẳng trên địa bàn thành phố, là vợ của một doanh nhân thành đạt, giỏi giang, là mẹ của hai cô con gái xinh đẹp. Chị nói, anh hoàn hảo và tận tụy, hóm hỉnh, đầy nhiệt huyết dù đã ở độ tuổi xế chiều.
Hai con chị, từng nói với bạn bè rằng sẽ tìm một người giống như ba để lấy làm chồng. Chị hạnh phúc và tự hào nhiều về điều đó.
Thế rồi chị để ý anh hay cầm điện thoại, thường xuyên vào Facebook, quần áo gọn gàng và nhiều màu sắc hơn. Anh chăm tập thể dục, siêng xịt nước hoa lên người mỗi khi lái ô-tô ra khỏi nhà.
Sự nhạy cảm của người phụ nữ mách bảo chị rằng anh có điều gì đó khác lạ, nhưng vẫn luôn tin tưởng vào chồng mình. Mãi đến một tối muộn, chồng chị về nhà trong hơi men và mở điện thoại soạn tin nhắn có nội dung: “Anh yêu em và tình yêu đó không có gì ngăn cản được…”.
Khi đó, chị đang đứng sau lưng chồng và nhìn thấy, chỉ kịp kêu lên một tiếng hoảng hốt thì anh đã cầm điện thoại chạy sang phòng khác, đóng sầm cửa lại. Đêm ấy chị thức tới sáng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với gia đình mình.
Thời gian đầu, chị dằn vặt, tra hỏi, trách móc anh đến nỗi bản thân kiệt sức, phải nhập viện 2 tuần. Thời gian chị bệnh, anh lặng lẽ chăm sóc chị, nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến người thứ 3 trong bất kỳ cuộc trao đổi nào.
Mỗi khi chị ở tầng 1, thì anh lên tầng 2, chị lên tầng 2, anh lại vòng xuống tầng 1, tránh mọi cuộc nói chuyện. Mỗi lần chị đề cập chuyện anh có bồ, chồng chỉ nhắn vào máy chị một câu: “Em đừng tra tấn anh nữa” làm chị như phát điên.
Chị kể, anh hoàn toàn im lặng không một lời giải thích và điều đó thật sự khủng khiếp đối với chị bởi nó như nỗi đau âm ỉ, bào mòn tinh thần, thể xác chị mỗi đêm. Chị khóc lóc, van xin, những mong anh nghĩ lại nhưng hình như, anh mặc kệ mọi nỗ lực hàn gắn của chị.
“Điều tôi tin chắc là nếu già néo đứt dây, thì chồng sẽ xách va-li ra khỏi nhà cùng người đàn bà đó, trong khi tôi vẫn còn rất thương chồng. Căng không được, nhẹ nhàng cũng chẳng xong, rốt cuộc tôi không biết mình phải làm như thế nào nữa”, chị trải lòng.
Luật sư Đỗ Pháp chia sẻ, không đối thoại là dạng bạo lực tinh thần khó nhận thấy nhất trong đời sống hôn nhân hiện nay. Bởi trường hợp này chưa đến độ phải dắt nhau ra tòa ly dị nhưng để lại nỗi đau cho nạn nhân vì họ luôn thấy uất ức, đau khổ, trầm cảm, không cảm nhận được niềm hạnh phúc trong đời sống hôn nhân.
Theo ông, hai người phải thường xuyên đối thoại, trao đổi, gần gũi để tìm lại những giây phút thăng hoa trong đời sống vợ chồng, nhờ con cái hỗ trợ. Nếu cần thiết, cần tìm người thật sự thân thiết để chia sẻ và trút nỗi lòng, giảm áp lực…
Cũng theo luật sư Đỗ Pháp, “từ khi có Luật Phòng chống bạo lực gia đình, trường hợp bạo hành bằng tay chân ít hơn, thay vào đó là bạo lực tinh thần vì loại bạo lực này khó nhận biết và xử lý vì hầu như không để lại tang chứng, vật chứng”.
Cam chịu có phải là cách duy nhất?
Nhiều chuyên gia tâm lý phân tích, bạo lực tinh thần không chỉ gây tổn thương tâm hồn, sức khỏe của nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không khí căng thẳng, nặng nề, chì chiết nhau trong gia đình sẽ khiến tâm lý trẻ không ổn định, có thể gây lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Chị Lê Thị Mỹ Hạnh, Chánh Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Đà Nẵng cho biết, trong 4.200 vụ ly hôn diễn ra vào 2 năm 2016 và 2017, có 3.516 vụ do mâu thuẫn gia đình, tình cảm rạn nứt khi người chồng, hoặc vợ, thường xuyên chì chiết, xúc phạm nhau khiến họ cảm thấy cuộc sống vô cùng ngột ngạt. Nhiều chị tìm đến Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ kết hôn thuộc Hội LHPN thành phố để giải tỏa nỗi lòng.
Như tình trạng gia đình của vợ chồng chị N.T.T (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) cứ xa là nhớ, gần lại khắc khẩu. Chính vì thế cảnh hờn ghen, giận dỗi diễn ra như cơm bữa. Khi tức lên, anh chồng sẵn sàng dành cho vợ những từ ngữ như “con điếm”, “con đĩ”; vợ cũng không chịu thua, chê chồng bạt nhược, yếu hèn, kém cỏi, không biết lo kinh tế gia đình, thậm chí không ít lần viết đơn dọa ly dị.
Tối cãi nhau nhưng sáng ra chồng vẫn chở vợ đi làm, đi ăn như không có chuyện gì. Kịch bản này cứ thường xuyên lặp lại khiến chị T. tự hỏi, đó có phải là tình yêu và hạnh phúc gia đình vì mỗi lần cãi nhau, chị thấy mệt mỏi và bị xúc phạm ghê gớm.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nữ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ nói rằng, trong các cuộc khảo sát tại địa phương mình quản lý, hầu như 100% phụ nữ lao động phổ thông đều thừa nhận mình từng là nạn nhân của các vụ bạo hành trong gia đình.
Và, điều mà những bà mẹ lo âu nhất khi chịu sự bạo hành chính là sự chứng kiến của những đứa con bởi sau lời chì chiết giữa hai vợ chồng là ánh mắt sững sờ, u buồn, thảng thốt của những đứa trẻ. “Có nhiều đứa vì quá quen với cảnh cha mẹ cãi vả, xúc phạm nhau, trở nên lầm lì, ít nói, ít chia sẻ, không vâng lời, bỏ nhà đi, thậm chí “cãi tay đôi” với ba mẹ mỗi khi có chuyện bất đồng.
Nhiều khi đã cạn đường khuyên bảo, chúng tôi phải thốt lên câu này: Anh chị không thương nhau nữa, thì hãy thương lấy những đứa con của mình, chúng nào có tội gì đâu”, bà Lê Thị Tám, Chủ tịch Hội Từ thiện và bảo vệ quyền trẻ em Đà Nẵng trăn trở.
Cũng theo bà Tám, không ít phụ nữ bị bạo lực tinh thần tìm sự chia sẻ ở những người bạn thân, nhưng khi câu chuyện này đến tai đội ngũ tư vấn thì họ lại tìm cách né tránh, giấu nhẹm đi và khẳng định gia đình mình vẫn hạnh phúc.
Do đó, những con số báo cáo ở các Hội, rất khó đúng với thực tế đời sống gia đình đang diễn ra đâu đó, thậm chí những điều được chia sẻ, có thể cũng chưa thật sự nói lên những gì họ đã phải chịu đựng, nhẫn nhịn để giữ gìn vỏ bọc gia đình, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý.
Bà Lê Thị Tám cho rằng, đối với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện trên cơ thể người phụ nữ, nhưng với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nông, sâu thế nào không ai có thể cân, đo, đong, đếm được. Và, có những điều ngay chính bản thân bà Tám cũng trăn trở, đó là, khi bị bạo lực tinh thần, khi không thể đối thoại, thì chịu đựng nhau có phải là cách tốt nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình?
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” là hành vi bạo lực gia đình (điểm a khoản 1 Điều 2).
Căn cứ quy định này, hành vi thường xuyên chửi bới, đánh đập vợ của chồng bạn chính là hành vi bạo lực gia đình. Cũng theo khoản 2 Điều 5 luật này, là nạn nhân bạo lực gia đình, bạn “có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu”. |
Huỳnh Lê
Các tin khác:
Các nội dung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo Nghị định 145 /NĐ-CP - (22/12/2020)
Hạnh phúc hơn nhờ phong trào thiết thực - (13/05/2020)
Những câu hỏi quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp - (19/03/2020)
Công tác phụ nữ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - (18/07/2018)
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa - (18/07/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 - (11/01/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Trăng nơi đáy giếng - thực hay ảo vẫn day dứt lòng - (16/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (18/09/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





