Thành Thái Phiên 1945: Giành chính quyền và đóng góp vào việc xây dựng Nhà nước mới
Ngày đăng: 09:52:46 01/09/2017
Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành Thái Phiên (tức Đà Nẵng) nói riêng và xứ Quảng nói chung vừa hoàn thành xuất sắc sứ mệnh giành chính quyền cách mạng tại tỉnh lỵ sớm nhất, khai sinh một chính quyền mới thuộc về nhân dân, vừa có những đóng góp to lớn trong việc thành lập Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đầu năm 1946.
Lễ đài ngày Quốc khánh 2-9-1945. (Ảnh tư liệu)
Từ giờ khai tử của một chính quyền bù nhìn…
Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp và thay Pháp cai trị Việt Nam, tại Đà Nẵng, Nhật đưa Nguyễn Khoa Phong lên làm Đốc lý và ngay sau đó, Trung ương đã ban hành Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện tinh thần chỉ thị, Thành bộ Đà Nẵng tăng cường các hoạt động, kêu gọi nhân dân chuẩn bị mọi mặt nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền khi thời cơ chín muồi. Tháng 7-1945, theo chủ trương của tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Mặt trận Việt Minh thành Thái Phiên được thành lập và phát triển tổ chức khắp cơ sở, dấy lên hừng hực phong trào luyện tập quân sự, rèn sắm vũ khí, thành lập nhiều đội dân quân tự vệ ở các xã, khu trong toàn thành phố.
Đầu tháng 8-1945, với sự lớn mạnh của các chi bộ, cơ sở Đảng của các sở, ngành, địa phương, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ triệu tập một cuộc họp, quyết định thành lập Thành ủy Thái Phiên và cử Ban Chấp hành lâm thời do Huỳnh Ngọc Huệ làm Bí thư. Khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh (ngày 5-8), Huỳnh Ngọc Huệ họp ở tỉnh về và nhanh chóng triệu tập một cuộc họp gồm các thành viên trong Thành ủy, Ủy ban Mặt trận thành Thái Phiên mở rộng, mời đồng chí Lê Văn Hiến và Lê Dung tham dự. Cuộc họp được tiến hành tại nhà ông Nguyễn Đăng Khoa (kiệt 6 Hoàng Diệu), đã bầu ra Ủy ban khởi nghĩa thành phố do Lê Văn Hiến làm Trưởng ban. Ở các xã đồng loạt thành lập các Ủy ban khởi nghĩa của cấp mình.
Lúc này, toàn thành phố chia làm 3 khu, khu Đông nằm bên hữu ngạn sông Hàn (có các xã Mỹ Khê, An Hải, Phước Trường, Tân Thái, Thọ Quang, Mân Quang, Cổ Mân, Nại Hiên); khu Trung - nội thành (gồm Hải An, Nam Dương, Thanh Lộc Đán, Hải Châu, Bình Thuận); khu Tây gồm hai khu phố mang mật danh Hà Huy Tập (Thanh Khê, Hà Khê, Phú Lộc) và Lê Hồng Phong (Yên Khê, Xuân Hà, Xuân Đáng, Phục Đáng). Còn huyện Hòa Vang gồm các tổng An Lưu, An Phước, Thanh An, Hòa Giáo, Thái Hòa, Phước Tường (1). Ở huyện Hòa Vang, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa các xã, tổng lần lượt giành chính quyền. Ngày 22-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện đã xuống huyện lỵ Hòa Vang tại chợ Mới (Hòa Thuận) bức tri huyện Ngô Khắc Trâm (huyện Cẩn) đầu hàng cách mạng. Ngày 24-8, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời huyện do đồng chí Lâm Quang Thự làm Chủ tịch ra mắt đồng bào tại sân vận động Cẩm Toại.
Ngày 24-8, những tin tức ở huyện Hòa Vang cùng các địa phương trong cả nước đã lần lượt giành chính quyền làm cho không khí khởi nghĩa ở khu Tây, Trung và nhiều xã khu Đông (2) của thành phố lên đến cao độ. Lúc này, Đà Nẵng có khoảng 5.000 quân Nhật, chúng tiến hành gom quân, tăng cường tuần tra đề phòng ta tấn công, đây là một mối lo ngại cho việc khởi nghĩa giành chính quyền nên Ủy ban khởi nghĩa chưa thể ban bố lệnh tổng khởi nghĩa. Tuy nhiên, nhân dân trong toàn thành phố đã sẵn sàng, chỉ cần một hiệu lệnh là xông lên cướp chính quyền, từ tiếng còi tầm từ Nhà Dây thép (Bưu điện) thành phố.
Đúng 8 giờ sáng 26-8, khi tiếng còi tầm từ Bưu điện thành phố liên tục hú lên những hồi còi báo động, ngay lập tức, ở các công sở, xí nghiệp có cán bộ và cơ sở Việt Minh được phân công chiếm giữ tại chỗ, treo cờ, khẩu hiệu tập hợp công nhân viên chức đọc lệnh khởi nghĩa, xóa bỏ bộ máy điều hành cũ, thiết lập trật tự cách mạng. Ở khu Tây, khi tiếng còi vang lên, các đồng chí Lê Tiền, Lê Quốc Cơ, Nguyễn Thành Long… đã gióng trống, đánh mỏ báo hiệu giờ khởi nghĩa toàn khu Tây đã điểm. Đình Hà Khê rực rỡ cờ đỏ sao vàng, băng rôn, áp phích đứng lên giành quyền làm chủ. Ở khu Trung (nội thành) là nơi tập trung nhiều công sở, xí nghiệp đã đồng loạt chiếm giữ. Đồng chí Lê Văn Hiến cùng một số đồng chí khác tiếp thu Tòa Đốc lý do Nguyễn Khoa Phong bàn giao.
Ở khu Đông, là vùng lúc bấy giờ dân cư thưa thớt. Đồng chí Trần Thị Anh Kim được Hội Phụ nữ cứu quốc lâm thời thành phố giao nhiệm vụ phụ trách việc giành chính quyền khu Đông. Khi tiếng còi vang lên thì đồng chí Kim vẫn còn bên nội thành mới đi ngang qua bót Con Gà mà “giật tít người, lòng như có lửa đốt” (3) vì tâm trạng vừa lo vừa hồi hộp trong thời khắc thiêng liêng này. Có thể thấy rõ một đặc thù là nhân dân vùng ngoại nhượng chịu nhiều thiệt thòi và bị áp bức nặng nề hơn nên dù chưa có lệnh tổng khởi nghĩa nhưng đã nổi dậy giành chính quyền sớm hơn so với nội thành (4). Khoảng 9 giờ, thành phố đã hoàn toàn thuộc về cách mạng, tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và không đổ máu.
Đồng chí Lê Văn Hiến
Thành Thái Phiên với hai đóng góp lớn trong buổi đầu chính quyền cách mạng
Sáng ngày 28-8-1945, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời thành Thái Phiên ra mắt tại cuộc mít-tinh lớn tổ chức ở sân vận động Chi Lăng với sự tham dự của hơn 2 vạn đồng bào, do ông Lê Văn Hiến làm Chủ tịch, ông Lê Dung làm Phó Chủ tịch. Thành ủy Thái Phiên nhanh chóng quán triệt đường lối của Trung ương Đảng: “Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải củng cố chính quyền cách mạng vừa mới được hình thành và xây dựng phát triển lực lượng cách mạng trong từng địa phương”. Thực hiện chỉ đạo trên, các cấp chính quyền Đà Nẵng và Hòa Vang được xây dựng và kiện toàn. Ngoài việc, phân chia lại địa giới hành chính, củng cố các lực lượng vũ trang, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Đà Nẵng còn xây dựng các đoàn thể cách mạng.
Trong thời kỳ này có hai vấn đề nổi bật, thể hiện sự đóng góp to lớn của xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Thứ nhất, chỉ một ngày sau ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời, ngày 29-8-1945, đồng chí Lê Văn Hiến đã bàn giao công việc ra Trung ương nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ lâm thời. Trên đường đi, dừng ở Huế đón và tháp tùng cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội nhận lãnh nhiệm vụ cố vấn đặc biệt của Chính phủ; dừng ở Vinh, đón Hoàng thân Lào Suphanuvông ra Hà Nội gặp cụ Hồ để bàn nhiều việc liên quan đến cách mạng hai nước. Đặc biệt, tháng 12-1945, một sắc lệnh của Hồ Chủ tịch cử Bộ trưởng Lê Văn Hiến làm Đặc phái viên của Chính phủ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ cùng với đồng chí Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, kéo dài 2 tháng 18 ngày, với mục đích giúp đỡ các địa phương xây dựng chính quyền mới - một chuyến đi không thể không có của Trung ương vào lúc này. Đồng chí Lê Văn Hiến là người Quảng đầu tiên tham gia xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tham gia Ủy ban Dự thảo Hiến pháp năm 1946.
Thứ hai, trong việc bầu cử Quốc hội (khóa I) vào ngày 6-1-1946, tỉnh Quảng Nam (bao gồm Đà Nẵng) đã bầu đủ 15 đại biểu/78 ứng cử viên tỉnh mình vào cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm (5): Phạm Bằng, Phan Bôi, Phan Diêu, Lê Văn Hiến, Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Xuân Nhĩ, Võ Sạ, Trần Tống, Phan Thao, Lâm Quang Thự, Trần Đình Tri, Trần Viện, Lê Thị Xuyến và Đinh Tựu. Thành phố Đà Nẵng bầu được một đại biểu là ông Lê Dung (quê Quảng Bình). Ngoài ra, cụ Huỳnh Thúc Kháng không phải là đại biểu Quốc hội nhưng được mời tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngược lại, có một người Quảng là đại biểu Quốc hội khóa I nhưng do chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc nên không tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, chỉ trực tiếp giúp việc cho Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng, tức ông Phan Bôi - đây cũng chính là tính đặc thù của đóng góp xứ Quảng vào thời điểm này (6).
Có thể nói rằng, trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và những ngày đầu lập nước, đối với xứ Quảng đã có những đóng góp to lớn với việc cung cấp cho Trung ương những con người có trí tuệ, bản lĩnh, thể hiện được đặc trưng truyền thống xứ Quảng hiếu học và tinh thần dấn thân vì cách mạng. Họ xứng đáng là những “khai quốc công thần” của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
VÕ HÀ
(1) Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp chia thành phố nhượng địa Tourane [Đà Nẵng] thành nội nhượng (khu Trung - nội thành) và ngoại nhượng (khu Đông, khu Tây).
(2) Riêng khu Đông, mọi công việc chuẩn bị diễn ra rất khẩn trương, làng Mỹ Khê đã tiến hành khởi nghĩa sớm và thành lập chính quyền cách mạng sớm nhất khu Đông (22-8).
(3) Theo Hồi ký của đồng chí Trần Thị Anh Kim. Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng.
(4) Cùng với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất ở tỉnh lỵ trong cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
(5) Theo Lâm Quang Thự - người con đất Quảng, Nxb. Đà Nẵng, 2005, tr. 182.
(6) Ngoài ra, có hai anh em ông Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) và ông Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo) quê xứ Quảng được mời tham gia làm đại biểu Quốc hội khóa I không qua tổng tuyển cử.
Theo Báo Đà Nẵng
Các tin khác:
Công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ - (17/11/2020)
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - (22/10/2020)
Danh sách 51 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 - (22/10/2020)
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 - (22/10/2020)
Đà Nẵng: Trách nhiệm, dân chủ, đồng thuận tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp - (20/10/2020)
Chính quyền đô thị: Mô hình để Đà Nẵng phát triển bền vững - (19/10/2020)
Phụ nữ Đà Nẵng qua những chặng đường lịch sử - (16/10/2020)
Khẳng định vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây nguyên - (12/10/2020)
Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm, mang tầm vóc khu vực - (09/10/2020)
Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ ngày 20 đến 22-10 - (07/10/2020)
Bình chọn clip dự thi 'Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo - kết nối thành công' năm 2020 - (07/09/2020)
“Chung sống” an toàn với dịch, đảm bảo phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội - (04/09/2020)
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam thăm hỏi, động viên cán bộ, hội viên, phụ nữ Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi - (08/08/2020)
Phụ nữ thủ đô hỗ trợ 150 triệu đồng giúp Đà Nẵng và Quảng Nam phòng chống dịch Covid-19 - (08/08/2020)
Chương trình 'Thành phố 5 không' - 20 năm nhìn lại - (27/06/2020)
Thêm một tiếng nói khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam - (25/05/2020)
Bác Hồ với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc - (13/05/2020)
Đồng chí Hà Thị Nga được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - (08/05/2020)
Liveshow âm nhạc trực tuyến 'KIÊN CƯỜNG VIỆT NAM - STAY STRONG VIET NAM' - (24/04/2020)
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng văn minh, hiện đại - (30/03/2020)
Sẵn sàng thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng - (17/03/2020)
Cẩm nang bảo vệ sức khỏe khi đi lại, du lịch - (11/03/2020)
Hướng dẫn các bước khai báo y tế toàn dân - (09/03/2020)
Đà Nẵng xếp vị trí thứ 7 trong 25 Điểm đến thịnh hành trên thế giới năm 2020 - (02/03/2020)
Ca trù Việt Nam được Google tôn vinh - (24/02/2020)
Cần có chiến dịch quảng bá du lịch và hình ảnh an toàn của Đà Nẵng - (20/02/2020)
Điều chế nước rửa tay sát khuẩn - (17/02/2020)
Đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước - (11/02/2020)
Cần cảnh giác trước những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của bọn lừa đảo! - (25/11/2019)
Báo Mỹ bình chọn Đà Nẵng đứng thứ 15 trong top 52 điểm đến 2019 - (17/01/2019)
10 sự kiện nổi bật Đà Nẵng năm 2018 - (04/01/2019)
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - (24/09/2018)
Cảnh giác với chiêu trò kêu gọi 'tổng biểu tình' - (28/08/2018)
Đầu tư phát triển Đà Nẵng thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo - (18/07/2018)
Giảm quy trình, tăng thời gian tiếp xúc người bệnh - (12/04/2018)
Thông cáo báo chí về Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố - (06/04/2018)
Bán thí điểm 330 căn hộ nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Phong Bắc - (06/04/2018)
Đà Nẵng - 43 năm chuyển mình sau giải phóng - (30/03/2018)
Khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa - (29/03/2018)
Thảm sát Mỹ Lai: 50 năm kiếm tìm sự tha thứ - (16/03/2018)
Toàn cảnh Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018 - (16/03/2018)
Xây dựng 'Thành phố đáng sống' - Vừa là mục tiêu vừa là động lực của Đà Nẵng - (05/03/2018)
Những lễ hội mùa xuân ở Đà Nẵng - (26/02/2018)
Lắp đặt 5 'xe' thông tin quảng bá du lịch Đà Nẵng - (26/02/2018)
Phấn đấu ít nhất 10% đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ tài chính - (11/02/2018)
Hỗ trợ 200.000 - 2.000.000 đồng/người cho người có công, đối tượng chính sách, xã hội ăn Tết - (24/01/2018)
Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ thuê nhà ở xã hội - (12/01/2018)
Một số chính sách mới của Đà Nẵng có hiệu lực từ 1-1-2018 - (03/01/2018)
Nghị quyết về nhiệm vụ năm 2018 của HĐND thành phố Đà Nẵng (Khóa IX) - (03/01/2018)
10 sự kiện thành phố Đà Nẵng năm 2017 - (29/12/2017)
Không tổ chức chúc Tết cấp trên và Trung ương - (26/12/2017)
Những hoạt động chính trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 - (06/11/2017)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII): Cần tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn Đảng bộ thành phố - (01/09/2017)
Xây dựng niềm tin về 'Thành phố đáng sống' - (29/08/2017)
Nghị quyết Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 - (10/08/2017)
Khai mạc kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Đề ra các giải pháp vĩ mô phát triển Đà Nẵng - (05/07/2017)
Phát động chiến dịch 'Nụ cười Đà Nẵng' chào đón APEC 2017 - (05/07/2017)
Trường Sa nhớ mãi!!! - (11/06/2017)
Khẩn trương, nghiêm túc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII - (09/03/2017)
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp. - (09/03/2017)
Bà Nguyễn Thị Thu Hà tái đắc cử Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII - (09/03/2017)
Phải xây dựng thái độ tôn trọng, phong cách ứng xử văn minh, văn hóa đối với phụ nữ - (08/03/2017)
Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII - (07/03/2017)
Khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII - (07/03/2017)
Những ý kiến tâm huyết gửi tới Đại hội - (07/03/2017)
Mốc son phát triển của phụ nữ và tổ chức Hội - (07/03/2017)
1.153 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII - (06/03/2017)
Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc - (06/03/2017)
Những quyết sách biến Đà Nẵng thành 'đô thị đáng sống' - (05/01/2017)
Vinh danh 20 nhà khoa học tiêu biểu giai đoạn 1997-2017 - (27/12/2016)
Bình chọn 20 công dân tiêu biểu của TP. Đà Nẵng - (11/11/2016)
Đại hội Đại biểu Phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 - (07/10/2016)
Chân dung lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021 - (16/06/2016)
Chân dung lãnh đạo HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 - (16/06/2016)
Danh sách 49 người trúng cử đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng - (25/05/2016)
Danh sách chính thức 85 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng - (27/04/2016)
Đà Nẵng năm thứ ba liên tiếp giữ ngôi đầu PCI - (01/04/2016)
64 chiến sĩ ở Gạc Ma hy sinh như thế nào - (14/03/2016)
Phụ nữ Việt Nam khẳng định vai trò vị trí của mình ở mọi thời đại - (09/03/2016)
Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 183 Mẹ Việt Nam anh hùng - (25/02/2016)
Triển khai kế hoạch “Năm Văn hóa, văn minh đô thị 2016' - (23/02/2016)
Đặt mục tiêu xóa gần 2000 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo chuẩn của thành phố vào năm 2020 - (12/01/2016)
10 sự kiện nổi bật thành phố Đà Nẵng 2015 - (31/12/2015)
Khai mạc Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX: Tôn vinh những bông hoa đẹp nhất - (07/12/2015)
Các kỳ Đại hội thi đua yêu nước - (07/12/2015)
Những giá trị của Truyện Kiều - (07/12/2015)
“Người Đà Nẵng” qua một cuộc thi - (04/12/2015)
Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2015: vinh danh 19 tập thể, cá nhân xuất sắc - (21/10/2015)
Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm - (29/09/2015)
Lương tối thiểu 2016 cao nhất 3,5 triệu đồng - (04/09/2015)
Nâng tầm lễ hội cầu ngư - (31/08/2015)
Toàn cảnh cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử năm 1945 - (19/08/2015)
Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt giải Olympic quốc tế - (11/08/2015)
Xóa bỏ dứt điểm quảng cáo rao vặt trái phép, đeo bám chèo kéo du khách và xin ăn biến tướng vào cuối năm 2015 - (10/08/2015)
Hội nghị biểu dương Nữ trí thức tiêu biểu Việt Nam lần thứ I: 101 nữ trí thức xuất sắc được biểu dương - (05/08/2015)
Vinh quang Việt Nam lần thứ XII: Tôn vinh 13 cá nhân, 2 tập thể - (29/07/2015)
Đà Nẵng triển khai mô hình “Nhà hàng an toàn giao thông - Lái xe văn minh, trách nhiệm” - (17/07/2015)
Đưa tuồng xuống phố - (17/07/2015)
Lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là 'thành phố đáng sống' - (16/07/2015)
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhận Giải thưởng “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam” năm 2014 - (15/07/2015)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





