Danh mục
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa
Ngày đăng: 14:27:13 18/07/2016
Chương trình sách giáo khoa (SGK) mới trong tương lai sẽ tăng hình ảnh tích cực của phụ nữ nhằm góp phần giáo dục, tuyên truyền về bình đẳng giới.
Phụ nữ không chỉ yếu mềm, đau khổ
Chị Hồ Ngọc Hương (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) chia sẻ: ở nhà, tôi và con gái thường thay nhau lo chuyện nội trợ, bếp núc. Có hôm con gái đi chơi với bạn, tôi đi làm về muộn, nhờ con trai lớp 7 cùng mẹ chuẩn bị bữa tối thì con lắc đầu từ chối với lý do “đó là việc của…phụ nữ”. Tôi nghĩ con có suy nghĩ đó một phần do chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia công việc quá thiên lệch trong SGK”.
GS Hoàng Bá Thịnh, đại diện Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK phổ thông (bộ GD&ĐT), thừa nhận: hiện trong SGK sự phân chia nghề nghiệp 2 giới khá rõ. “Nam giới thường là những nhân vật có vị trí trong xã hội như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, anh hùng, công an, bộ đội. Thực tế ở lĩnh vực này có cả nữ nhưng trong SGK phần lớn phụ nữ được nhắc đến ở những công việc như làm ruộng, làm nông nghiệp, chăn nuôi, giáo viên… Như vậy vô tình đã phản ánh địa vị, vị trí trong xã hội của phụ nữ thấp hơn nam giới”, ông Thịnh phân tích.
Hình minh họa trong SGK luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ khiến khó thực hiện về việc bình đẳng giới như yêu cầu của xã hội
Cùng theo GS Thịnh, bài học trong gia đình, những việc sinh hoạt như nội trợ, trồng rau, nuôi gà chỉ thấy hình ảnh người mẹ hoặc em gái. Nếu tiếp tục duy trì hình ảnh này sẽ ảnh hưởng đến tư duy của học sinh là những công việc đó chỉ dành cho phụ nữ. Hoặc trong Ngữ văn lớp 10 có trích dẫn những bài văn, đoạn văn cổ điển chủ yếu về thân phận người phụ nữ. Thời gian tới, trong các câu ca dao tục ngữ cần giảm bớt những câu than thở, nói về nỗi mất mát của người phụ nữ. Thay vào đó, SGK mới sẽ sử dụng những câu tục ngữ tươi sáng hơn về vai trò và những đóng góp của phụ nữ trong xã hội.
Tuy nhiên, theo GS Thịnh, việc xóa bỏ bất bình đẳng giới không chỉ dừng ở phụ nữ mà cần cân đối ở hai giới. Bởi cái nhìn cũng có sự thiên lệch tiêu cực với nam giới trong SGK. Ví dụ, những hành vi như nghịch ngợm, làm hư hỏng đồ, vi phạm luật giao thông…hầu hết gắn với nam giới. Bộ SGK mới sẽ có sửa đổi về hình ảnh và nội dung nhằm tăng cường thúc đẩy bình đẳng giới, sẽ không còn mô tuýp người phụ nữ gắn liền với những việc yếu, việc nhỏ còn nam giới làm những việc lớn, nhiều sức mạnh.
Mẹ nai lưng làm, bố ngồi đọc sách
Bà Trần Phương Nhung, Giám đốc chương trình về giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam, cho rằng, không thể thay đổi những câu chuyện, sự kiện lịch sử nhưng khi lấy các tư liệu biên soạn chương trình SGK cần lưu ý tỷ lệ. Các nhân vật lịch sử chúng ta có cả nam, nữ. Tại sao không đưa một cách công bằng để giảm suy nghĩ sai lệch rằng, chỉ có nam giới mới có thể làm được những việc lớn. Điều này càng không đúng với xã hội hiện nay. Như ở cuốn Tự nhiên Xã hội lớp 1, người mẹ thì phơi quần áo, giặt giũ, nấu cơm, đi chợ còn bố ngồi đọc sách.
Câu chuyện định kiến giới không thể giải quyết được nếu chỉ trông đợi vào SGK. “Khi chúng tôi tiếp xúc với đội ngũ các nhà quản lý, giảng viên của các trường sư phạm, là nơi đào tạo ra các thầy cô giáo tương lai thì nhận thấy định kiến giới vẫn tồn tại ngay ở những giảng viên. Có cô giáo nói rằng: phụ nữ chỉ nên dịu dàng còn nam giới mới phải mạnh mẽ. Phụ nữ phải đi kiếm tiền thì mệt lắm!”, bà Nhung nói. Thậm chí, nhiều giảng viên sau khi được tập huấn, nhìn lại những bài đã soạn mới ngỡ ngàng nhận ra những bài soạn của mình trước đây cũng có những định kiến giới mà bản thân không biết.
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong SGK là một trong những điểm mới trong dự án “Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn” do Bộ GD&ĐT và UNESCO tại Việt Nam phối hợp thực hiện. |
Theo: Thanh Tùng - Báo Phụ nữ Việt Nam (HM)
Các tin khác:
Các nội dung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo Nghị định 145 /NĐ-CP - (22/12/2020)
Hạnh phúc hơn nhờ phong trào thiết thực - (13/05/2020)
Những câu hỏi quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp - (19/03/2020)
Bạo lực tinh thần: Không dễ sẻ chia - (22/08/2018)
Công tác phụ nữ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - (18/07/2018)
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 - (11/01/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Trăng nơi đáy giếng - thực hay ảo vẫn day dứt lòng - (16/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (18/09/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





