Bàn về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Ngày đăng: 16:12:07 25/04/2016
Hiến pháp 2013, Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X "Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã đưa ra chỉ tiêu: phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp từ 35% đến 40%. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 cũng xác định phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là trên 35%. Tuy phụ nữ chiếm tới 51,5% dân số Việt Nam và 48% lực lượng lao động trong xã hội nhưng đại diện nữ giới tại Quốc hội chỉ đạt 24,4%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 25,7%, cấp huyện là 24,6% và cấp cơ sở là 27,7%.
Nguồn: Trang web của Quốc hội Việt Nam, https://dbqh.na.gov.vn
Mặc dù đã xây dựng nhiều cơ chế, văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động xã hội và quản lý nhà nước, Việt Nam chỉ nằm ở nhóm trung bình trên bản đồ phụ nữ tham chính trên thế giới. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND có tăng so với nhiệm kỳ trước; song so với mục tiêu của Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới vẫn còn khoảng cách khá lớn. Đặc biệt, nước ta còn tụt 31 bậc, xuống hạng thứ 54 trên bảng xếp hạng tỷ lệ phụ nữ tham chính toàn cầu từ năm 2005 đến năm 2015. Vị thứ này rất khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Nepal (thứ 39), Philippines (thứ 45), Lào (thứ 53).[1]
Các nữ đại biểu Quốc hội khóa XII
Nhìn từ góc độ địa phương, tỉ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp tại Đà Nẵng đang dần tiến đến chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới. Hiện nay, nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có 98 người chiếm tỷ lệ 27% (chỉ tiêu nhiệm kỳ là 30%); trong đó, cấp thành phố 14/48 người, chiếm 29,2% và cấp xã với 84/312 đại biểu, chiếm 26,9%. Các tỉ lệ này cao hơn so với mức trung bình cả nước là 25,17% đối với cấp tỉnh; 24,62% ở cấp huyện và 21,71% ở cấp xã. Tuy nhiên, những con số thống kê nêu trên đều phản ánh bài toán khó trong việc đáp ứng chỉ tiêu về tỉ lệ nữ trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sắp diễn ra.
Thêm vào đó, những rào cản về thể chế và quan niệm xã hội càng làm con đường tham chính của nữ giới gập ghềnh, thách thức hơn. Dù quyền tham gia vào hệ thống chính trị đã được đảm bảo trong Hiến pháp 2013, Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quy định về tuổi nghỉ hưu trong Bộ Luật Lao động đã và đang có tác động lớn đến sự nghiệp chính trị của nữ giới. Cán bộ, công chức nữ sẽ mất cơ hội được đưa vào quy hoạch nếu ở tuổi 46 hoặc được bổ nhiệm nếu ở tuổi 51 do không đủ tuổi để làm việc thêm 2 nhiệm kỳ (10 năm) hoặc ít nhất một nhiệm kỳ trước nghỉ hưu. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự đối với các đối tượng nữ muốn ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nếu sinh trước tháng 5/1966 [2], trừ đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ. Hơn nữa, chênh lệch trong tuổi nghỉ hưu cũng làm giảm cơ hội được đào tạo, luân chuyển để trau dồi kinh nghiệm hoặc thăng tiến của nữ giới; dẫn đến khả năng trúng cử thấp hơn so với nam giới.
Phần lớn đại biểu Quốc hội và HĐND là Đảng viên, trong khi đó, tỉ lệ nữ giữ các vị trí lãnh đạo trong các cấp ủy Đảng lại rất thấp. Mặt khác, phụ nữ hiện nay phải gánh "kép" nhiều "cơ cấu" đại diện theo các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, người tự ứng cử, giới. Việc này khiến ứng viên nữ kém cạnh tranh hơn so với những người chỉ phải đáp ứng một tiêu chí, đặc biệt nếu người đó giữ chức vụ lãnh đạo cao hơn và là nam giới. Sự thiếu vắng các đại diện nữ trong Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Bầu cử các cấp tại địa phương phần nào ảnh hưởng tới việc lựa chọn đối tượng ứng cử. Đây cũng là nguyên nhân khiến các vấn đề về bình đẳng giới hoặc thách thức trong việc tham gia chính trường của phụ nữ chưa được cân nhắc, quan tâm trong quá trình tổ chức bầu cử.
Định kiến giới từ xã hội cũng như từ chính bản thân nữ giới là một trong những rào cản chính khi phụ nữ tham chính. Nghiên cứu của tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây ban Nha (PyD) năm 2012 liên quan đến nhận thức vềvai trò của giới đối với 2448 học sinh (1596 nam và 852 nữ) cho thấy: 80% học sinh nam và 79% nữ quan niệm đối với phụ nữ, gia đình và con cái quan trọng hơn sự nghiệp. Khảo sát năm 2013 của Quỹ Châu Á phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và Môi trường trong Phát triển (CgFED) đã đưa ra kết luận rằng: quan niệm về vai trò truyền thống của giới vẫn còn in đậm trong xã hội và các thể chế của việt Nam. Một báo cáo cùng năm của Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng nêu rõ: sự thiếu tự tin khiến một số phụ nữ khá trầm lặng khi tham gia đời sống chính trị. Tất cả những yếu tố trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho những giải pháp quyết liệt, toàn diện nhằm cải thiện tỉ lệ phụ nữ tham chính trong các cơ quan dân cử trong cuộc bầu cử năm 2016.
Thu Trang
Theo Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng
[1] Bảng xếp hạng tỉ lệ nữ trong các nghị viện quốc gia, 1/12/2015.
[2] Hướng dẫn số 38-HD/TCTTW ngày 31/01/2016 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Các tin khác:
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Danh sách 49 người trúng cử đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng - (25/05/2016)
Kỳ vọng của cử tri - (20/05/2016)
Truyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 - (16/05/2016)
Hội thi Tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp - (13/05/2016)
Bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, đúng pháp luật - (13/05/2016)
Tài liệu hỏi - đáp về Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 - (13/05/2016)
Chương trình hành động của Nữ ứng cử viên Đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội số 2 - (12/05/2016)
Chương trình hành động của Nữ ứng cử viên Đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội số 1 - (12/05/2016)
Dám nói, dám làm, giám sát đến cùng những vấn đề cử tri bức xúc - (12/05/2016)
Liên Chiểu tập huấn “Nữ ứng cử viên ĐB HĐND cấp quận và phường nhiệm kỳ 2016-2021” - (10/05/2016)
Liên Chiểu tập huấn “Nữ ứng cử viên ĐB HĐND cấp quận và phường nhiệm kỳ 2016-2021” - (10/05/2016)
Công tác kiểm phiếu phải chính xác, không chạy theo thành tích - (10/05/2016)
Danh sách chính thức 85 ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng - (27/04/2016)
Ứng cử viên chính thức ĐBQH khóa XIV: 38,97% là phụ nữ - (27/04/2016)
Lập danh sách cử tri một số trường hợp cụ thể trên địa bàn Đà Nẵng - (25/04/2016)
Cần rèn luyện bản lĩnh và kỹ năng hoạt động - (25/04/2016)
Tăng cường tuyên truyền công tác bầu cử - (19/04/2016)
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba: Dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm - (19/04/2016)
Tập huấn cho Nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, nhiệm kỳ 2016 – 2021 - (17/04/2016)
Phát huy trí tuệ, tâm huyết người ngoài Đảng - (16/04/2016)
Phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia - (16/04/2016)
10 người ứng cử ĐBQH, 85 người ứng cử đại biểu HĐND thành phố - (16/04/2016)
Thi đua bầu cử đúng pháp luật - (12/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Tái lập HĐND huyện, quận, phường - (01/04/2016)
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội - (31/03/2016)
Bình đẳng giới thực chất, đến bao giờ? - (30/03/2016)
Cơ cấu với chất lượng nữ đại biểu dân cử - (30/03/2016)
Hội nghị triển khai công tác tổ chức Đại hội LHPN các cấp và tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - (28/03/2016)
Thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016– 2021 - (24/03/2016)
Trung ương giới thiệu 2 ứng viên ĐBQH thuộc Hội LHPNVN - (21/03/2016)
15 người ứng cử ĐBQH, 98 người ứng cử đại biểu HĐND thành phố - (21/03/2016)
1.166 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV - (21/03/2016)
'Chọn mặt gửi vàng' - (18/03/2016)
Nữ ứng viên ĐBQH do TƯ giới thiệu mới đạt 14,2% - (18/03/2016)
Ngày hội toàn dân - (18/03/2016)
Mặt trận tham gia công tác bầu cử - (18/03/2016)
Khẳng định vai trò, hiệu quả của cơ quan dân cử - (15/03/2016)
Đà Nẵng có tám người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 7: Một số tình huống trong quá trình bầu cử - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 6: Ngày bầu cử và việc bỏ phiếu, kiểm phiếu - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 5: Tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 4: Việc ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 3: Cử tri và danh sách cử tri - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 2: Các tổ chức phụ trách bầu cử - (15/03/2016)
Hỏi đáp về bầu cử - Phần 1: Những vấn đề chung về bầu cử - (15/03/2016)
Tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV - (11/03/2016)
15 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND thành phố khóa IX - (10/03/2016)
Những vấn đề cơ bản về HĐND và đại biểu HĐND - (10/03/2016)
Đà Nẵng có 2 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV - (10/03/2016)
Chất lượng là trên hết - (10/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (10/03/2016)
Những điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND - (05/03/2016)
Hướng dẫn số 19/KH-ĐCT v/v tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 - (23/02/2016)
Đề cương giới thiệu Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân - (23/02/2016)
Thông báo 04/TB-UBBC về việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021 - (23/02/2016)
Tài liệu sinh hoạt hội viên: Quyền và nghĩa vụ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của hội viên, phụ nữ - (18/02/2016)
Kế hoạch số 13/KH-BTV v/v Hướng dẫn tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 - (18/02/2016)
Những điều cần biết về ứng cử đại biểu Quốc hội - (26/01/2016)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





