Danh mục
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030
Ngày đăng: 13:40:14 11/01/2016
Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) nhất trí thông qua ngày 25/9/2015. Đây là sự tiếp nối của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) được LHQ thông qua năm 2000. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, quy tụ được sự vào cuộc của các chính phủ, cộng đồng quốc tế, xã hội dân sự và khu vực tư nhân, nhưng MDGs không bao quát hết các yếu tố thúc đẩy phát triển như kinh tế, xung đột và quản trị công, chưa giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo và bất bình đẳng; MDG 8 về hợp tác toàn cầu còn chưa rõ nét, mạnh mẽ...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại Hội nghị Lãnh đạo toàn cầu về bình đẳng giới Ảnh: TTXVN Ảnh: https://nld.com.vn/
Bối cảnh phát triển hiện nay đã thay đổi, đó là hội nhập sâu rộng và những diễn biến phức tạp trên toàn cầu, những ưu tiên mới và cấp bách, đặc biệt liên quan tới môi trường bền vững và biến đổi khí hậu, sự khác biệt ngày càng tăng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia, các cuộc xung đột và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu … Trong bối cảnh đó, LHQ đã đề ra Chương trình Nghị sự 2030 với 17 SDGs bao gồm: 1) Xóa nghèo; 2) Xóa đói; 3) Sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; 4) Giáo dục chất lượng; 5) Bình đẳng giới; (6) Nước sạch và vệ sinh; (7) Năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy; (8) Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; (9) Công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; 10) Giảm bất bình đẳng; (11) Thành phố và cộng đồng bền vững; (12) Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm; (13) Bảo vệ hành tinh, ứng phó với biến đổi khí hậu; (14) Cuộc sống dưới nước; (15) Cuộc sống trên mặt đất; (16) Hòa bình và công lý; và (17) Quan hệ đối tác toàn cầu.
Ý tưởng chủ đạo của SDGs là giải quyết mục tiêu còn dang dở - “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tham vọng hơn, giải quyết bất bình đẳng, đảm bảo kinh tế bền vững, môi trường bền vững, xây dựng các xã hội hoà bình và toàn diện...
Bình đẳng và bình đẳng giới được đặt ra như một ưu tiên lớn của SDGs. Vấn đề giới được lồng ghép vào tất các các mục tiêu. Ví dụ SDG 8 “Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững” đưa ra chỉ tiêu ‘Đến năm 2030, đạt được việc làm đầy đủ, hiệu quả và công việc thỏa đáng cho tất cả phụ nữ và nam giới…”.
Đặc biệt có một mục tiêu riêng cho bình đẳng giới - SDG 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái bên cạnh SDG 10 về Giảm bất bình đẳng nói chung. SDG 5 gồm có 6 chỉ tiêu cụ thể: 1) Chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái; 2) Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái; 3) Xóa bỏ các tập tục có hại; 4) Công nhận việc chăm sóc và việc nhà không được trả công và khuyến khích chia sẻ trách nhiệm trong gia đình; 5) Đảm bảo phụ nữ tham gia đầy đủ, hiệu quả và có các cơ hội bình đẳng để nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định về chính trị, kinh tế và trong cuộc sống; và 6) Đảm bảo tiếp cận phổ quát với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quyền tình dục, sinh sản. SDG5 cũng đưa ra 3 cách thức thực hiện, đó là: 1) Cải tổ để trao quyền bình đẳng cho phụ nữ đối với các nguồn lực; 2) Tăng cường sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; và 3) Thông qua và thực hiện các chính sách tốt và pháp luật có tính hiệu lực cao, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.
Sắp tới, các nước thành viên cần tích cực nội hóa chương trình nghị sự về bình đẳng giới, cụ thể là vận động chính sách để đảm bảo ưu tiên mục tiêu bình đẳng giới (BĐG) và trao quyền cho phụ nữ trong các chủ trương, chính sách của quốc gia; áp dụng ‘cách tiếp cận toàn bộ chính phủ’, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế, bộ máy về bình đẳng giới vững mạnh hơn; lồng ghép giới trong các kế hoạch và chương trình quốc gia một cách tổng thể và theo ngành/lĩnh vực; tăng cường đầu tư cho BĐG; cải thiện công tác thống kê giới và sử dụng số liệu thống kê giới; tăng cường tiếng nói, sự tham gia và lãnh đạo của các tổ chức phụ nữ và tổ chức xã hội trong quá trình giám sát, phản biện và giải trình.
Tất cả các bên liên quan đều có trách nhiệm thực hiện mục tiêu Bình đẳng giới đến năm 2030. Trong đó, Chính phủ với vai trò là người chịu trách nhiệm thực thi cần đóng góp nhiều nhất, đưa mục tiêu BĐG vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân.
Về vấn đề này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh khi phát biểu tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo Toàn cầu về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ tại New York, Mỹ, ngày 27/9/2015 “Bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là một mục tiêu, mà là nội dung xuyên suốt Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Việt Nam cam kết ưu tiên mọi nguồn lực cần thiết để thu hẹp hơn nữa khoảng cách về giới trên mọi lĩnh vực”.
Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới, Hội LHPNVN không thể đứng ngoài cuộc Chương trình Nghị sự về Phát triển Bền vững đến 2030. Cán bộ Hội các cấp cần tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và tuyên truyền về SDGs, đồng thời góp phần thực hiện tốt SDG 5 thông qua các hoạt động của Hội, đặc biệt là việc tham mưu đề xuất, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới; thúc đẩy phụ nữ tham chính; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin…
Ban Quốc tế- TW Hội
Các tin khác:
Các nội dung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo Nghị định 145 /NĐ-CP - (22/12/2020)
Hạnh phúc hơn nhờ phong trào thiết thực - (13/05/2020)
Những câu hỏi quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp - (19/03/2020)
Bạo lực tinh thần: Không dễ sẻ chia - (22/08/2018)
Công tác phụ nữ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - (18/07/2018)
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa - (18/07/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Trăng nơi đáy giếng - thực hay ảo vẫn day dứt lòng - (16/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (18/09/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





