Danh mục
Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải làm như thế nào để đảm bảo quyền lợi?
Ngày đăng: 08:00:14 30/12/2015
Hỏi: Em bị đơn vị sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 02/2015. Thời điểm ký hợp đồng lao động hệ số lương của em là 2.34; đến nay em đã được tăng lương lên hệ số 2.67, hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vậy em phải làm như thế nào để đòi quyền lợi cho mình?
Trả lời:
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty có trụ sở giải quyết, vì chị bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên sẽ không cần phải qua thủ tục hòa giải tại cơ sở.
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.
Theo quy định tại Khoản 1, 5 Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật “Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.
Như vậy, thông qua Tòa án chị yêu cầu công ty phải nhận chị vào làm việc đồng thời phải bồi thường cho chị:
- 02 tháng tiền lương;
- Tất cả những ngày chị không được làm việc
- Những ngày lương mà người sử dụng lao động vi phạm thời gian báo trước (trường hợp của chị là hợp đồng không xác định thời hạn, thời gian báo trước là 45 ngày mới được chấm dứt hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động chỉ báo trước cho chị 15 ngày thì phải trả lương 30 ngày còn lại cho chị)
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày chị không được làm việc.
Trung tâm TVPL và Hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Các tin khác:
Khi “đăng ký kết hôn trái pháp luật” không còn là tội hình sự” - (04/07/2016)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4-2016 - (01/04/2016)
5 thay đổi trong luật BHXH mới - (15/03/2016)
Điểm giống và khác giữa thẻ căn cước và chứng minh thư - (11/01/2016)
Gánh nặng bảo hiểm 2 lần? - (30/12/2015)
7 điều người dân cần lưu ý qua vụ Tân Hiệp Phát - (30/12/2015)
Phân biệt án dân sự, án hình sự? - (03/07/2015)
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản - (27/04/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 2/2015 - (08/02/2015)
Đánh bạc 5.000 đồng liệu có phạm tội? - (08/02/2015)
Sau ly hôn đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ có được không? - (23/12/2014)
Làm thế nào để chồng giao con? - (27/11/2014)
Tìm hiểu về Luật Tiếp công dân - (23/06/2014)
Tài sản được tặng cho sau khi kết hôn - (24/04/2014)
Đương sự không tự nguyện bồi thường thiệt hại khi có bản án của tòa án - (24/04/2014)
Con nuôi có được hưởng thừa kế không? - (21/11/2013)
Tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình - (21/11/2013)
Đơn phương ly hôn - (24/09/2013)
Nghỉ chờ việc không lương không thời hạn trong thời gian mang thai - (08/08/2013)
Tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (tiếp theo) - (08/08/2013)
Tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình - (08/08/2013)
Tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình - (08/08/2013)
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài - (08/08/2013)
Thủ tục sang tên đối với tài sản của cha mẹ… - (08/08/2013)

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





