Danh mục
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công
Ngày đăng: 09:45:37 22/07/2015
Bạn không có thời gian
“Trời ơi, con lại mặc quần ngược rồi. Lại đây, mẹ thay quần cho. Mẹ con mình muộn giờ rồi đấy”
Những tình huống như vậy là không thể tránh khỏi: trong thực tế, bạn sẽ chỉ mất 3 giây để thay lại quần cho con, nhưng với cô bé hay cậu bé của bạn, đó là một vấn đề không đơn giản. Cho trẻ ăn bằng thìa thì dễ dàng hơn nhiều, như thế thì sau đó bạn sẽ không mất nửa giờ để lau nhà và bàn ghế; chúng ta thường muốn giúp con giải các bài tập toán về nhà, bởi vì như thế sau đó chúng ta có nhiều thì giờ nghỉ ngơi hơn là ngồi cặm cụi hướng dẫn con cách làm bài. Tất cả các ông bố bà mẹ đều có đôi khi làm như vậy. Nhưng nếu cách quan tâm này trở thành một thói quen, thì kết quả là bạn sẽ phải chăm sóc một đứa trẻ 25 tuổi hoặc đi cùng cậu ta tới cả chỗ hẹn hò.
Trẻ em khi sinh ra hoàn toàn sống phụ thuộc vào chúng ta, sau đó tới hơn chục năm một con người hoàn toàn tự chủ mới được hình thành. Những người cha và mẹ khôn ngoan sẽ giúp đứa trẻ trở nên độc lập. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng: bạn luôn muốn bảo vệ con mình khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Có một nguyên tắc đơn giản của việc dạy con tự lập: không nên làm cho trẻ những gì mà trẻ có thể làm một mình.
Điều đó đôi khi sẽ khiến con bạn gặp khó khăn, nhưng nó có thể học được cách đối phó với sự căng thẳng từ những kinh nghiệm của riêng mìnhh. Và nếu con bạn luôn luôn được bảo vệ khỏi bất kỳ khó khăn nào thì bạn sẽ cho ra đời một con người không có khả năng tự tin vào chính mình và luôn tìm mọi cách để né tránh những rắc rối. Một đứa trẻ như vậy sẽ gặp khó khăn ngay từ lớp một là điều gần như chắc chắn, và các bậc cha mẹ thì chẳng phải bao giờ cũng bên cạnh để giúp bé..
Do đó, vì tương lai của con mình, đừng làm giúp bé tất cả mọi điều. Tuy nhiên, trong việc giao tiếp với trẻ em không có phương pháp “thành công nhanh chóng”. Hãy tự an ủi rằng thời gian bạn bỏ ra cho trẻ sẽ không hề vô ích.
Trò chuyện càng nhiều càng tốt cho trẻ
Giả sử cô con gái mười ba tuổi của bạn một hôm bỗng nói với cha mẹ: "Hôm nay con sẽ đi dự sinh nhật bạn thân của con. Con có thể ngủ lại nhà bạn con nếu tiệc khuya quá hay không?". Hãy đặt tình huống là bạn hoàn toàn không biết gì về cô bạn gái đó và không biết gì về những bí mật trong cuộc sống của con mình. Trong tình huống như vậy bạn sẽ có hai cách phản ứng sai lầm. Môt là sự bảo thủ: "Không được! Đừng nghĩ đến chuyện đó nữa". Hai là tôn trọng tự do quá mức: "Có gì mà phải hỏi nhỉ, con lớn rồi mà".
Những bậc cha mẹ khôn ngoan thì khác, họ không trả lời ngay "có" hoặc "không", mà họ bắt đầu hỏi con về bạn bè con và cùng với con đưa ra các phương án lựa chọn: "Vì sao con thích ngủ lại nhà bạn? Ba mẹ có thể tới đón con sau khi tan tiệc mà?". Kết quả là với bất kỳ quyết định nào mà bạn và con lựa chọn thì mọi việc cũng sẽ được giải quyết khôn ngoan và có trách nhiệm hơn với cả hai bên.
Sự trao đổi không bao giờ là thừa. Điều đó là cần thiết với trẻ mọi lứa tuổi. Vì vậy, trước khi thực hiện một quyết định nào, bạn cần nói chuyện với con.
Thí dụ khi con bạn tuyên bố: "Ngày mai con không muốn đi học". Đừng bỏ qua điều mà bạn lập tức biết rằng bạn không bao giờ chấp nhận, bạn cần kiểm tra xem điều gì đã xảy ra. Mọi việc cũng không kém phần ngu ngốc nếu bạn lập tức đồng ý và vội vã tìm người gửi con sáng mai.
Khi một con người bé nhỏ phải trải qua tình trạng bất lực, nó thường bắt đầu cảm thấy sợ hãi và không hiểu nó sợ điều gì. Khi đó, cha mẹ phải là nhà trị liệu tự nhiên, coi trọng những cảm xúc của trẻ và cho con mình cơ hội để nói về điều đó. Con bạn càng biết cách nói về nỗi sợ của mình thì bạn càng có cơ hội gần gũi con nhiều hơn.
Bạn cũng cần cho trẻ biết rằng sợ hãi cũng như cảm thấy cô đơn, tội lỗi, tức giận là bình thường. Hãy kể cho con nghe về sự sợ hãi bất kỳ nào đó của mình. Bạn có thể hỏi con những câu hỏi mở không phải là những câu hỏi khiến con có thể trả lời đơn giản có hay không: "Con không thích chuyện gì ở trường? Con sợ hãi điều gì?".
Khi trẻ mô tả cảm xúc của mình bằng lời nói, trẻ sẽ học cách nhận biết và kiểm soát chúng. Và sau đó nỗi sợ hãi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những quyết định của trẻ.
Quyền lựa chọn
Sẽ là rất vô lý nếu bạn muốn một đứa trẻ năm tuổi lựa chọn trường học, thực phẩm, hoặc lịch sinh hoạt trong ngày. Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ rất nhỏ cũng nên học cách lựa chọn. Hãy cho trẻ làm quen với "sự lựa chọn trong khuôn khổ." Thí dụ con thích bánh mì kẹp thịt tròn hay ổ dài vuông? Hãy để trẻ suy nghĩ, ngay cả khi điều đó không có gì là quan trọng lắm.
Bạn không cần phải thuyết trình cho con về lợi ích của việc đi dạo và không khí trong lành, chỉ cần hỏi con: "Con thích lên sân thượng chơi hay ra công viên"; "Con uống gì: nước lọc hay nước trái cây?"; "Con dọn đồ chơi bây giờ hoặc sau khi đi dạo?".
Những câu hỏi đó được đặt trong khuôn khổ: bạn không cho phép đứa trẻ quyết định việc dọn dẹp đồ chơi hay không. Nhưng họ cho phép trẻ đưa ra quyết định dọn vào lúc nào, và trẻ sẽ thấy hào hứng với công việc hơn khi được lựa chọn. Nói chung, nên cho trẻ em dưới 5 tuổi được lựa chọn một trong hai điều, và trong tương lai số lượng những lựa chọn sẽ dần dần tăng lên.
Hành động có hậu quả
Bạn có thể nói: "Được rồi, hãy để trẻ tự lựa chọn. Nhưng nếu nó chọn sai?". Câu hỏi đặt ra hoàn toàn đúng. Nếu hành động của trẻ có thể là một nguy cơ đối với sức khỏe của nó hoặc lợi ích của gia đình thì cha mẹ nên cứng rắn nói "không". Tuy nhiên, phần lớn các hành động của trẻ em thường là vô hại.
Điều quan trọng khác là làm sao cho trẻ hiểu được rằng mỗi hành động mà nó thực hiện đều có hậu quả. Cô bé cố gắng đi đôi dép đi trong nhà của mẹ: điều đó có vẻ thú vị, nhưng không thoải mái. Trẻ cố gắng ăn súp bằng ống hút – điều đó hóa ra chẳng thích thú gì. Các ông bố bà mẹ thông thái sẽ không hét lên: "Đừng làm những chuyện ngu ngốc nữa!". Bởi đó là một bài học quý giá. Và đồng thời với điều đó trẻ sẽ học được bài học không sợ sai lầm, hành động tự lập, và phát hiện ra rằng các hành động đều có hậu quả. Vì vậy, bạn không cần phải mắng một đứa trẻ vì nó đã quên chiếc xẻng xúc cát ngoài công viên và sáng hôm sau thì không tìm ra nó nữa – trẻ đã tự đưa ra kết luận cho mình.
Mắng mỏ và trừng phạt một đứa trẻ sẽ làm đứa trẻ mất đi lòng tự trọng và trách nhiệm: "Con là đứa trẻ xấu, vì thế con sẽ cư xử xấu". Sẽ khôn ngoan hơn nhiều khi sử dụng chính những hậu quả của hành vi để quyết định vấn đề. Ví dụ, trong một gia đình, việc tranh cãi luôn kéo dài đến vô tận vì đứa con liên tục bị phân tâm. Cuối cùng, một ngày người mẹ nói: "Con nhìn thấy mặt trời ngoài cửa sổ không? Khi nó trốn sau cái cây kia thì con sẽ không thể đi chơi được nữa. Con hãy sửa soạn càng nhanh càng tốt, còn mẹ sẽ uống cà phê". Mỗi lần sửa soạn đi đâu là một lần cãi cọ - còn bây giờ, khi bé phải chọn lựa, mọi việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trong những trường hợp như vậy, đứa trẻ, dù còn rất nhỏ, cũng không cảm thấy mình "không ngoan" hoặc sẽ bị bị trừng phạt. Bé bắt đầu nhận ra rằng số phận của mình phụ thuộc vào hành vi của mình. Và bé sẽ học cách lựa chọn hành động nào.
Trẻ cần giúp đỡ
Trẻ cố gắng để gài các nút trên áo, sau đó nó bắt đầu nản chí, cáu kỉnh, tức tối với chiếc áo của mình. Bằng cách đó, trẻ đã thừa nhận là mình bất lực và muốn nhờ mẹ can thiệp vào tình huống khó khăn. Thật sự là để cài một chiếc nút áo, chúng ta cần có vài kỹ năng vận động, người lớn chúng ta từ lâu đã quên mất điều đó.
Đừng vội đánh giá con: Chẳng làm được gì. Hãy giúp con quen với việc yêu cầu: Xin mẹ hãy giúp con! Sau đó, bạn phải cho con cơ hội để tự làm mọi việc (Hãy giúp con cài một chiếc nút để so hai vạt áo cho bằng và khuyến khích con tự cài những chiếc còn lại). Có thể cùng con làm những việc này nhiều lần cho tới khi con có kỹ năng thành thục.
Một đứa trẻ lớn khi bất lực không thể làm gì đó có thể sẽ hỏi: "Con phải làm sao đây?". Tốt nhất là thay cho câu trả lời, bạn hãy hỏi: "Con nghĩ nên làm thế nào". Thông thường, con bạn sẽ đưa ra một giải pháp hợp lý nhất. "Không thể làm gì được" là một kết luận sai, con trẻ chắc chắn sẽ có thể làm một điều gì đó - và chúng ta nên cho con cơ hội. Khi con đã thực hiện ít nhất là một phần của vấn đề, con sẽ có cảm giác của sự tự lực.
Đừng quên đánh giá cao những gì con làm được, dù chỉ là sự cố gắng.
Vần đề của ai?
Nếu con bạn gặp phải một vấn đề vô cùng khó khăn, bạn cần phải suy nghĩ: đó là vấn đề của con hay của bạn? Cho đến khi con hoàn toàn tự lực được thì đó luôn phài là vấn đề chung. Hãy để cho con tự làm những gì con có thể. Bố mẹ chỉ cần giúp con kết thúc mọi việc hoàn hảo. Cùng với sự trưởng thành của con cái, những ông bố và bà mẹ sáng suốt sẽ càng ít can thiệp vào công việc của con hơn. Trong vòng 20 năm đầu đời của con cái, hãy luôn ở bên cạnh con và sẵn sàng giúp đỡ con khi cần thiết.
Theo Phụ nữ online
Các tin khác:
Dạy con kỹ năng vượt qua nghịch cảnh - (20/04/2022)
Nuôi dạy trẻ không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh - (13/04/2021)
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mùa hè đến, phụ huynh cần biết điều gì? - (13/04/2021)
Cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ - (16/03/2021)
Phương pháp kỷ luật con không đòn roi - (26/01/2021)
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi - (07/10/2020)
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau - (23/06/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi - (13/01/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh - (29/09/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)


HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





