Danh mục
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi
Ngày đăng: 08:13:02 13/01/2015
Sự thích thú về việc cầm được cây chổi quét nhà hay phơi chiếc áo lên dây rồi sẽ qua đi và trẻ sẽ chỉ còn lại một mình với công việc đều đặn mỗi ngày, điều đó làm cho trẻ chóng chán và muốn tránh né. Bạn nghĩ rằng có thể những mệnh lệnh: “cần phải" và "đó là nhiệm vụ” sẽ khiến con quen và biết dọn dẹp nhà cửa? Không chắc rằng bạn thành công hay không, hay điều đó chỉ khiến con căm ghét việc nhà, căm ghét việc rửa chén bát, lau nhà, giặt đồ tới suốt đời nếu không truyền cho con sự thích thú nào trong công việc đó. Hỹ thử truyền cảm hứng cho con bằng vài cách sau:
Trò chơi giả vờ
Với con trẻ, không gì thích thú hơn mọi thứ đều là trò chơi. Bạn có thể giả vờ mình là chú cún con trong rạp xiếc, một con robot trong phim hành động, một siêu nhân trong truyện tranh để lượm rác, thu dọn búp bê, xe tăng.
Trẻ rất giàu tưởng tượng và chấp nhận những tưởng tượng dễ dàng. Bạn hãy để cho trẻ được tưởng tượng chiếc thùng rác là một con thú đang đói ăn, đôi giày là con ngựa chinh chiến đường xa cần phải được tắm rửa và nghỉ ngơi...
Sáng tạo thú vị
Còn có một phương pháp nữa đánh thức sự thích thú của trẻ: Hãy sáng tạo những công cụ mới dành cho việc thu dọn. Phổ biến nhất có lẽ là sử dụng những chiếc xe đồ chơi để chất hàng hóa mang đi cất. Có thể cách này khiến việc dọn dẹp vô cùng chậm chạp, nhưng thói quen mỗi lần dọn dẹp lại nghĩ ra một điều gì đó lạc quan của lao động sẽ vô cùng hữu ích cho con bạn sau này.
Trò chơi may rủi
Bạn có thể thử trò chơi may rủi với con xem sao. Bạn hãy cứ làm việc của mình và “cử” con đi vào phòng của con để cất một vài món đồ mà con thích nhất (hay ghét nhất, hay giống nhau nhất). Sau đó con sẽ thông báo với bạn là đã cất bao nhiêu thứ và bạn sẽ đoán xem đó là những thứ nào: “Lego, lính nhựa hay xe tăng?”. Nếu bạn đoán không đúng, bé sẽ nhận được số điểm bằng với số món đồ chơi mà bé thu dọn.
Thời gian dọn dẹp
Có nhiều trẻ con cũng rất sợ phải đối mặt với đồng bừa bộn mà nó đã bày ra. Chính vì vậy mà chúng thà là đi lau nhà hay rửa chén đĩa còn hơn là dọn dẹp đồ chơi. Bạn hãy nghĩ ra một điều gì thú vị cho việc này. Trẻ con thường rất thích việc ra những tuyên bố. Bạn hãy đặt ra những cái tên, thí dụ “Thời gian của rác” – đó là việc thu dọn những mảnh giấy vụn mà bé đã cắt xé đầy nhà, “Thời gian của lego” – bé sẽ xếp các mẩu lego vào hộp. Tiếp đó là “thời gian của thú nhồi bông”, “thời gian xe về bến”…
Ghi chú về nhiệm vụ phải hoàn thành
Để trẻ quen với việc nhà, bạn có thể sử dụng những mảnh giấy ghi chú. Trên mỗi kiểu giấy ghi chú là một công việc nào đó cần hoàn thành trong ngày. Thí dụ “rửa 5 cái tô, dọn dẹp giường chiếu, lau bàn học”. Đằng sau các tấm thẻ ghi chú này sẽ là điểm của những công việc đã hoàn thành. Mỗi lần trẻ nhận 3 tấm thẻ và sẽ được chấm điểm vào cuối ngày.
Cuộc phiêu lưu
Thông thường các bà mẹ sẽ ra lệnh: “Nếu con không dọn dẹp xong phòng của con thì đừng có mơ xem phim hoạt hình”. Có thể thay mệnh lệnh khô khan đó bằng một trò chơi phiêu lưu đầy tưởng tượng. Nếu bạn có thời gian, hãy viết 7-10 tấm thẻ thể hiện 10 trạm dừng. Trẻ sẽ đi du lịch từ trạm này tới tram kia, được các cư dân nơi đó đón tiếp và giao nhiệm vụ.
Người dân của một thành phố thì cần người rửa hồ (lau chùi lavabo), người dân nơi khác cần thu hoạch mùa màng (thu dọn lego), một nơi khác nữa thì cần người giúp dọn vườn (tưới hoa ngoài ban công). Ở trạm dừng thứ 4, người dân không yêu cầu làm việc mà chỉ đãi khách du lịch táo hay chuối. Điểm cuối của cuộc hành trình (phim hoạt hình) sẽ có ý nghĩa hơn mặc dù đa số con trẻ sẽ cảm thấy thú vị vì quá trình khám phá của mình – đó là cuộc phiêu lưu và sự gặp gỡ mới mẻ.
Nội quy
Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu hiểu và đấu tranh cho sự công bằng trong gia đình và rất thích nghĩ ra những nội quy. Bạn có thể ủng hộ trẻ. Thí dụ, bạn hãy thỏa thuận với trẻ rằng hễ ai bỏ thìa, bát, dĩa vào chậu rửa chén thì sẽ phải tự rửa chúng. Hoặc nội quy 15 phút trước giờ ăn sáng thì phải dọn dẹp phòng ngủ. Hay nội quy về những buổi dọn nhà chung cuối tuần.
Cuộc thi đua trong gia đình
Đôi khi bạn hãy thay đổi công việc dọn dẹp chung của cả nhà bằng một cuộc thi đua. Hãy treo lên cửa tủ lạnh một tấm bảng nhỏ để mỗi người trong nhà đánh dấu vào đó những việc mình đã làm, thí dụ mang rác đi đổ hay rửa chén bát. Cuối tuần cả nhà sẽ xem lại kết quả và có sự tặng thưởng vui cho người chiến thắng. Thậm chí nếu cả khi người lớn trong nhà vẫn làm mọi việc theo cách bình thường thì bé vẫn sẽ cảm thấy thích thú vì điều này.
Phần thưởng
Trong tất cả những trò chơi nói trên, bé của bạn đã kiếm được nhiều điểm thưởng. Giờ bé sẽ làm gì với nó đây? Thật ra các trò chơi luôn thú vị, ngay cả khi không có thưởng. Vì thế, phần thưởng có thể là những gì rất nhỏ nhưng dễ thương: kẹo bánh, đồ chơi…Con bạn có thể tích lũy điểm thưởng cho những món quà tinh thần như một buổi đi chơi ở Thảo cầm viên, cũng có thể đi xem phim hoạt hình, hay mua một game mới. Đôi khi bạn cũng có thể thưởng những món tiền nho nhỏ để bé thấy mình thật… người lớn.
Những dù sao thì hay nhất vẫn là những chuyến đi chơi cùng bố mẹ, những cuốn sách hay. Bởi sự giúp đỡ bố mẹ của bé khiến họ có thêm nhiều thời gian dành cho bé hơn. Bạn có thể quy định trước về phần thưởng. Cũng có thể viết ra một danh sách những chọn lựa để bé tự mình quyết định.
Tiếp sau đó là gì?
Nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng nếu nghĩ ra những trò chơi như vậy một lần thì sau đó trẻ sẽ hoàn toàn không chịu tự nguyện dọn dẹp nữa và sẽ luôn phải nghĩ ra điều gì mới mẻ. Điều đó không đáng sợ đến như vậy. Có biết bao niềm vui, những cảm hứng sáng tạo và sự gắn kết gia đình mà những trò chơi này sẽ mang đến cho mái ấm nhỏ của bạn, đứa trẻ sẽ lớn lên trong bầu không khí đó.
Trẻ sẽ nhận được sự hài lòng về việc mình đã hoàn thành một điều gì đó tốt đẹp cho cha mẹ. Hài lòng khi mình biến những hỗn độn, dơ dày thành sự ngăn nắp, sạch sẽ. Và rồi có những việc sẽ trở thành thói quen tốt đẹp. Ngoài ra, trẻ sẽ nhanh chóng học được những cách nghĩ sáng tạo và tự đề nghị với bạn những ý tưởng mới để biến mọi việc nhàm chán thành thú vị.
Theo Phụ nữ Online
Các tin khác:
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi - (07/10/2020)
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau - (23/06/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công - (22/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh - (29/09/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





