Danh mục
Trăng nơi đáy giếng - thực hay ảo vẫn day dứt lòng
Ngày đăng: 15:30:00 16/10/2014
Tôi đã nghe chuyện “Trăng nơi đáy giếng” của Nhà văn - cô Giáo Trần Thùy Mai từ lâu. Cũng nghe chuyện đã được chuyển thể thành phim cách đây mấy năm. Định bụng sẽ đọc và xem bộ phim này để hiểu thêm con người vừa thực vừa ảo mà các tác giả đã kết thành chuyện, rồi thành phim. Nhưng rồi, bao nhiêu nỗi lo toan cứ cuốn đi. Cho đến tối hôm qua, bật kệnh ANTG, hình ảnh cô gái mộc mạc trong áo bà ba, màu tím hoa cà tất bật đạp xe vào làng, lòng vòng, lòng vòng mãi mới đến ngôi nhà “rất Huế”. Chỉ nghe vài câu thoại của cô gái, mẹ chồng và người chồng, tôi đã nhận ra: “À, phim “Trăng nơi đáy giếng”! Vậy là cuốn theo câu chuyện của Hạnh - người phụ nữ - nhân vật chính trong phim.
Đã có một thời sống ở Huế, nên tôi có thể cảm nhận được một phần “chất Huế” trong những ngôi nhà tĩnh lặng mà đôi khi tôi cảm thấy tĩnh lặng đến se người ấy! Tôi đã đến một vài nhà người bạn ở Huế. Phải sè sẹ đi vào cửa hông, cúi mình qua gian nhà giữa; cầm chén đũa bê lên, đặt xuống mà nín thở để không để phát ra tiếng kêu; rồi là thưa chào nhỏ nhẹ chỉ đủ người đáng kính nghe...Chỉ những điều nho nhỏ đó thôi, đôi khi đã khiến một cô gái Quảng như tôi cũng cảm thấy...hơi bị gò bó. Vậy mà, bao cô gái Huế, trong đó có cô giáo tôi; có Hạnh - đã cam chịu cả cuộc đời không chỉ bởi những chuyện vụn vặt như tôi vừa kể...
Hình ảnh Hạnh không hề phản ứng trước những lời cay nghiệt của mẹ chồng; tất tả đi mua bún mỗi buổi sáng hầu hạ chồng - ngày nào cũng như ngày nào - bất kể nắng mưa - “những bữa trời mưa lâm thâm cô kéo chiếc nón che tô bún, quên cả che đầu”; hình ảnh Hạnh khéo léo gọt những củ khoai ngọt, dẻo nhất, hấp với lá dứa để chồng ăn lúc thức khuya đọc sách...thì chẳng có gì là lạ đối với nhiều phụ nữ Á Đông. Nhưng, việc một cô giáo Hạnh ở thời đại này mà vẫn còn đi tìm người đàn bà để sinh con cho gia đình chồng, “chỉ vì không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt” chồng; rồi tự viết đơn ly hôn để “hợp lý hóa” cho chồng giữ được uy tín, thể diện và chức Hiệu trưởng đang bên bờ vực; nhẫn nhịn người đàn bà của chồng; dặn dò vợ mới chăm sóc chồng như mình từng chăm sóc vô điều kiện để thể hiện tấm lòng yêu quên mình của Hạnh thì quả là lạ. Và còn, Hạnh dọn dẹp nhà mới cho chồng và vợ mới ra ở riêng để tránh tiếng cho chồng và mình không còn bi coi là vi phạm pháp luật vì sống như vợ chồng với chồng người khác thì thật là trớ trêu!
Và rồi, khi nửa cuộc đời ảo tưởng về tình yêu hoàn toàn sụp đổ; khi “cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng” thì người đàn bà ấy lại bẻ ngoặt cuộc đời mình qua một lối rẽ khác, nhưng có điều, lối rẽ ấy tối tăm hơn, ảo tưởng hơn! Từ tôn thờ ông chồng Phương bằng da bằng thịt, chuyển qua tôn thờ “ông chồng Hoàng” mũ áo xênh xang trên bàn thờ nghi ngút, trong ngôi nhà lạnh lẽo, ám ảnh những bóng ma! Hạnh lại phục dịch”ông chồng Hoàng” chẳng khác gì ông chồng bạc bẽo trong nửa cuộc đời trước. Cũng trà ướp sen, mua bún bò mỗi buổi sáng, thịt bò luôn nấu với hoa thiên lý, những dĩa ớt xanh với nước mắm sánh, thơm dù chỉ nhìn không ăn nhưng bữa nào cũng phải có...
Rũ bỏ ảo ảnh để đến với một ảo ảnh khác tồi tệ hơn, là thân phận của bao nhiêu người phụ nữ? Một người có học vấn như Hạnh mà còn cam chịu đến nhường ấy thì còn biết bao nhiêu người phụ nữ yếu thế hơn họ phải cam chịu đến nhường nào? Tại sao lại thế? Đến bao giờ những câu chuyện tương tự mới chấm dứt? Câu chuyện ấy chỉ có trong câu chuyện, chỉ có trong phim hay vẫn còn đâu đó, không hiếm gặp trong cuộc đời này?
Hả hê khi thấy Hạnh hắt cả khay nước trà vào người chồng bạc bẽo, ích kỷ đến trơ trẽn (khay nước Trà mà cô đã từng chăm chút từng ly, từng giọt cho chồng), nhưng lòng tôi vẫn cay đắng khi Hạnh lại đóng hàng loạt cánh cửa nhà rường và quay lại với chiếc bàn thờ “ông Hoàng”.
Từ cái thời phong kiến, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng chửi nguyền “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, mà cớ sao, đến thời này, mà vẫn có người như cô giáo Hạnh, như thầy giáo Phương? Cái tàn dư của chế độ phong kiến đa thê; trọng nam khinh nữ bám víu họ hay chính họ tự giam hãm mình?
Yêu thương, tôn trọng chồng thì là điều đáng trân trọng, nhưng “thánh hóa” chồng, phục dịch chồng như Hạnh để “cố đấm ăn xôi” thì quả là đáng trách.
Phim đã hết. Biết vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng một cái gì đó, có hậu như bao chuyện cổ tích mà tuổi thơ vẫn thường xem. Nhưng, người biên kịch, người đạo diễn không thể làm khác được khi chính tác giả Trần Thùy Mai đã dừng lại, để rồi ai đọc cũng day dứt lòng.
Hãy giản đơn những cánh cửa để người phụ nữ không phải vật lộn khi mưa gió, đêm về. Hãy mở toang những cánh cửa để đón ánh sáng chiếu rọi vào từng ngóc ngách của căn nhà; để mọi người được thấu hiểu và sẻ chia...
Thùy Dung
Các tin khác:
Các nội dung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo Nghị định 145 /NĐ-CP - (22/12/2020)
Hạnh phúc hơn nhờ phong trào thiết thực - (13/05/2020)
Những câu hỏi quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp - (19/03/2020)
Bạo lực tinh thần: Không dễ sẻ chia - (22/08/2018)
Công tác phụ nữ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - (18/07/2018)
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa - (18/07/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 - (11/01/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (18/09/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





