Danh mục
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết
Ngày đăng: 08:44:59 18/09/2014
Phụ nữ tham chính, một thành tựu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tuy nhiên, tham gia vào các hoạt động của xã hội cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải gánh thêm nhiều trách nhiệm hơn, phải chia sẻ quỹ thời gian làm nhiều phần hơn và đặc biệt là phải đối mặt với nhiều hơn những khó khăn thách thức. Đi sâu vào vai trò của người phụ nữ tham chính ở trong gia đình hay ngoài xã hội sẽ có nhiều vấn đề đặt ra. Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ nói trên, cùng chị em phụ nữ chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm giải quyết để có được một cuộc sống tốt nhất cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Như chúng ta đã thấy: hiện nay, mặc dù đã có sự thay đổi trong phân công lao động theo giới trong gia đình, song phụ nữ vẫn làm chủ yếu các công việc trong gia đình. Như vậy, bên cạnh việc tham gia lao động kiếm tiền như nam giới phụ nữ còn là lao động chính trong công việc gia đình. Phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý cũng không nằm ngoài bối cảnh chung này. Phụ nữ tham chính phải thực hiện vai trò kép, luôn phải chịu đựng những áp lực trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là gia đình và một bên là sự nghiệp. Bài toán đặt ra là làm thế nào để giữ cân bằng và đạt kết quả tốt đẹp nhất ở cả hai vai trò nói trên.
Thứ nhất, những khó khăn về quỹ thời gian và sức khỏe. Cũng như nam giới, phụ nữ chỉ có quỹ thời gian hữu hạn 24 giờ mỗi ngày, trong khi phụ nữ tham chính phải thực hiện cả việc nước, việc nhà. Điều này đòi hỏi chị em phải biết sắp xếp thời gian và công việc một cách khoa học và linh hoạt mới có thể đảm nhận tốt cả hai vai trò. Thêm vào đó, so với nam giới, phụ nữ có nhiều trở ngại về sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến công việc xã hội cũng như trong gia đình, phụ nữ được xem là chân yếu tay mềm với nhiều hạn chế về thể lực cũng như độ dẻo dai, nhất là những ảnh hưởng của giới tính.
Thứ hai, khó khăn trong việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội (đối nội, đối ngoại). Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có thể làm gia tăng căng thẳng và xung đột gia đình. Bởi vì khi phụ nữ làm quản lý giỏi thường ít hoặc không có thời gian quan tâm, chăm sóc cho gia đình, chồng con...hay thiên lệch tình cảm với đồng nghiệp ở cơ quan. Một sự quan tâm không hài hòa, không được sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình sẽ dễ dẫn tới sự hiểu lầm, khó khăn cho người phụ nữ ở cả hai vai trò của mình. Một số phụ nữ có thể mang tính cách, thái độ của một thủ trưởng cơ quan và cả những lo lắng, bực tức trong công việc về gia đình, tạo nên những buồn phiền và xung đột vô cớ.
Thứ ba, khó khăn trước những định kiến của các thành viên trong gia đình, sự gia trưởng của người chồng. Ở một số gia đình thì ba mẹ chồng, chồng có quan niệm là người phụ nữ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc cho gia đình. Một số người chồng không muốn cho vợ tham gia công tác xã hội, và vì thế sẽ luôn không hài lòng hoặc gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc gia đình. Không chỉ vậy, với những phụ nữ sống chung với gia đình chồng, sẽ là khó khăn cho người phụ nữ tham chính nếu không nhận được sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình chồng và cả chính gia đình mình (của ba mẹ, ba mẹ chồng, chồng, anh chị em trong gia đình…)
Thứ tư, khó khăn trước việc phấn đấu để đạt được các mục tiêu cao trong công việc và hạnh phúc gia đình.Phụ nữ tham chính phải vượt qua nhiều khó khăn, áp lực. Xã hội và gia đình đều đòi hỏi và đặt yêu cầu cao đối với phụ nữ. Trong nhiều cơ quan, vẫn có tư tưởng giao việc nhưng không biết phụ nữ có đảm đương được không? Và để khẳng định mình trong công việc, người phụ nữ luôn phải cố gắng. Đồng thời, bản thân phụ nữ cũng là những người cẩn thận, cầu toàn, nhạy cảm, không muốn ai chê trách mình, họ luôn cố gắng để mọi việc được vẹn tròn. Phụ nữ tham chính cũng chịu áp lực trong việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Nếu họ làm không tốt điều này, sẽ khó lòng có được sự tin tưởng, tín nhiệm của thủ trưởng, đồng nghiệp (dở việc nhà thì sao có thể giỏi việc nước?).
Thứ năm, giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn tham chính với mong muốn phát triển kinh tế gia đình.Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ phải gánh vác hoặc chia sẻ gánh nặng tài chính trong gia đình. Tham gia công việc xã hội có thể làm giảm quỹ thời gian hoặc mất cơ hội phát triển kinh tế gia đình, đây cũng là một trong những rào cản khi chị em thực hiện vai trò kép của mình. Có điều kiện về tài chính, người phụ nữ có nhiều thời gian dành cho công việc và chăm sóc bản thân. Nếu tài chính không dư giả thì bản thân người phụ nữ phải biết sắp xếp hài hòa làm sao để thu xếp giữa công việc xã hội và công việc gia đình.
Để có thể vượt qua những khó khăn nêu trên, làm tốt vai trò kép của mình, chị em phụ nữ, một mặt phải tự điều chỉnh mình, mặt khác, phải tìm kiếm sự chia sẻ. Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách hỗ trợ để chị em thực hiện tốt cả hai vai trò mà không phải chịu nhiều áp lực.
Trước hết, bản thân chị em cần phải bố trí công việc giữa gia đình và xã hội cho khoa học. Cần dành thời gian cho gia đình và con cái. Cần có sự sắp xếp thời gian phù hợp, một khi đã dành thời gian cho gia đình thì nên dành trọn vẹn, không có sự lẫn lộn giữa việc cơ quan và gia đình. Biết quản lý tốt thời gian, ứng dụng những tiến bộ khoa học để tổ chức tốt cuộc sống gia đình.
Người phụ nữ muốn tham chính phải tự mình thoát ra và vận động các thành viên trong gia đình thoát ra khỏi suy nghĩ "việc nhà là của phụ nữ“. Không chỉ người vợ, người mẹ phải quan tâm, chăm sóc chồng, con mà phải tiến tới các thành viên trong gia đình chăm sóc nhau. Phụ nữ tham chính cần phải đặt đúng vai của mình ở từng vị trí: ở cơ quan là đồng nghiệp, là thủ trưởng; ở gia đình phụ nữ là con dâu, là người vợ, là người mẹ... Cần phải học tập cách giao tiếp để đảm bảo được mối quan hệ hài hòa giữa gia đình và xã hội, trong các mối quan hệ, trong giao tiếp với cấp trên, đối tác,…
Sử dụng ưu thế về sự khéo léo, sự dẻo dai, mềm mại của người phụ nữ để thuyết phục, vận động cũng như chia sẻ, tâm sự, tìm sự đồng cảm từ các thành viên, tạo ra sự chan hòa, chia sẻ của những người thân, tạo được bầu không khí ấm áp trong gia đình. Cần phải tạo dựng được niềm tin, sự chia sẻ đối với thành viên trong gia đình. Bằng sự quan tâm, chăm sóc thực lòng đối với gia đình, hiểu chồng, chăm sóc cho chồng con đầy đủ; tạo những buổi trò chuyện, thảo luận trong gia đình, những bữa cơm thân mật giữa các thành viên trong gia đình, làm cho mọi người hiểu và có được sự đồng cảm. Đồng thời, phụ nữ cũng cần phải kéo mọi người trong gia đình vào công việc nội trợ, giúp các thành viên hiểu, sẵn sàng chia sẻ và chuẩn bị cho họ có khả năng chia sẻ với mình.Một gia đình êm ấm, hạnh phúc không chỉ là hậu phương vững chắc cho người phụ nữ tham gia công tác xã hội mà còn có ý nghĩa nâng tầm người phụ nữ trong con mắt đồng chí, đồng nghiệp.
Phụ nữ tham chính cần sức khỏe để làm việc và cần tự tin để giao tiếp xã hội. Vì vậy, chị em cần phải được trang bị những kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình. Cần thiết phải sắp xếp thời gian để luyện tập thể lực, tham gia các chương trình thể thao để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe; có chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp lứa tuổi. Bên cạnh đó, chị em cũng cần quan tâm đến ngoại hình, cách ăn mặc, không chỉ đẹp, duyên dáng khi đi ra ngoài mà còn phải luôn chỉnh chu trong chính gia đình, đối với người thân của mình.
Để giảm bớt áp lực về tâm lý, chị em cũng cần có những mối quan hệ thân thiện bên ngoài công việc, bên ngoài (nhóm bạn...), có những khoảng thời gian dành riêng cho mình để chia sẻ và thư giãn. Tuy nhiên, cũng cần biết giới hạn và cần có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để những cuộc vui với bạn bè được bổ ích và trọn vẹn.
Để hỗ trợ phụ nữ có thể làm tốt vai trò kép của mình, rất cần các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để chị em có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Cụ thể là: tạo cơ hội và điều kiện để chị em được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; xem xét tiêu chí Giới khi bổ nhiệm; có các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng, cơ quan về san sẻ vai trò kép đối với phụ nữ; tạo điều kiện cho chị em được bổ túc những kiến thức về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo...
Có thể thấy rằng: người phụ nữ tham chính nói chung và làm công tác lãnh đạo, quản lý nói riêng sẽ phải vượt qua những sức ép về tâm lý, căng thẳng về thời gian và áp lực về công việc. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành trách nhiệm công tác của cán bộ nữ. Bản thân chị em luôn luôn cố gắng nhưng cũng rất cần sự chia sẻ để tránh được những tổn thương về tâm lý và tình cảm. Phụ nữ chú trọng gia đình khó có thể kiểm soát tốt công tác xã hội, khiến bản thân họ không tạo được uy tín, nguy cơ không thể vươn tới hoặc phải rời bỏ vị thế cao. Ngược lại, phụ nữ quá chú trọng công việc thì mối liên hệ với gia đình sẽ yếu dần, dễ dẫn tới xung đột hay đổ vỡ gia đình. Thực hiện bình đẳng và vì sự tiến bộ phụ nữ - cách duy nhất là phải hướng dẫn, tạo điều kiện để họ vừa cải thiện vị thế xã hội, vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình, thực hiện "vai trò kép" ở một kết quả cao nhất./.
Huỳnh Thị Tam Thanh
Các tin khác:
Các nội dung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo Nghị định 145 /NĐ-CP - (22/12/2020)
Hạnh phúc hơn nhờ phong trào thiết thực - (13/05/2020)
Những câu hỏi quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp - (19/03/2020)
Bạo lực tinh thần: Không dễ sẻ chia - (22/08/2018)
Công tác phụ nữ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - (18/07/2018)
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa - (18/07/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 - (11/01/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Trăng nơi đáy giếng - thực hay ảo vẫn day dứt lòng - (16/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





