Danh mục
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh
Ngày đăng: 13:00:00 29/09/2013
Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Loại bỏ thuốc tránh thai
Trước khi quyết định có bầu, các mẹ nên cân nhắc về các loại thuốc mà hai vợ chồng đang sử dụng. Và tốt nhất là nên dừng sử dụng nếu như không thật sự quan trọng trong thời điểm này. Với thuốc tránh thai, bạn nên bỏ ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có bầu.
Việc ngừng sử dụng thuốc tránh thai sẽ giúp chị em phụ nữ theo dõi được tốt hơn chu kỳ kinh nguyệt của mình diễn ra như thế nào? Qua đó sẽ giúp các mẹ xác định được thời điểm trứng rụng cũng như thời điểm có khả năng thụ thai tốt nhất.
2. Cai thuốc lá và rượu
Việc uống rượu và hút thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến chất lượng trứng ở người vợ và số lượng tinh trùng ở người chồng.
Những phụ nữ hút thuốc lá trước và trong thời gian mang thai thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sẩy thai,hoặc sinh non rất lớn. Ước tính có đến 13% các tai biến sản khoa có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá.
Trong thực tế, cho thấy rằng ngay cả những phụ nữ thường xuyên ngửi khói thuốc lá cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro thai sản hơn so với những người không phải tiếp xúc với khói thuốc.
Có nhiều ông bố, bà mẹ đã từng lên kế hoạch cai rượu hay thuốc lá nhưng không thành công thì việc mong chờ đứa con thân yêu ra đời chính là động lực to lớn để họ từ bỏ thói quen xấu này.
3. Hạn chế sử dụng chất caffeine
Nhiều chị em phụ nữ có thói quen uống cà phê trong ngày làm việc. Thậm chí có nhiều mẹ sẽ thấy khó khăn để hoàn thành đống công việc bộn bề mà không có một tách cà phê sáng.
Các bác sĩ khuyến cáo về hàm lượng caffeine để sử dụng an toàn là khoảng 100 mg/ngày. Bên cạnh đó cũng có những khuyến nghị về việc các mẹ bầu nên bỏ dùng cà phê khi đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần xem lại các loại đồ uống có chứa caffeine như soda, trà và cả một số loại thuốc giảm đau. Trước khi sử dụng các loại trên, mẹ bầu nên đọc kỹ hàm lượng trên bao bì. Một ly trà có thể có từ 30 đến 60 mg caffeine, hai viên thuốc Excedrin có tới 130 mg caffeine.
4. Chỉ số cân nặng
Trước khi quyết định có con, các cặp vợ chồng nên theo dõi chỉ số cân nặng của cả hai.Nếu như người vợ/chồng đang quá béo hoặc quá gầy thì cả hai nên luyện tập để giữ cho cơ thể được cân đối. Chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp nằm trong khoảng giữa 19 và 24.
Một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sẽ giúp các ông bố nâng cao được chất lượng tinh trùng. Còn mẹ bầu sẽ có một thai kỳ an toàn, ít phải đối mặt với những biến chứng và rủi ro.
Cả hai vợ chồng nên tạo cho nhau thói quen tập thể dục hàng ngày. Đơn giản chỉ là việc 1 tuần đi bộ vài buổi hoặc đăng ký tham gia một khóa học rèn luyện sức khỏe. Và các mẹ cũng nên duy trì tập thể dục sau khi đã có bầu rồi nhé!
5. Đi xem phim
Nếu các mẹ là những người rất háo hức để đón chờ những bộ phim mới ngoài rạp thì đừng bỏ lỡ khoảng thời gian trước khi mang bầu để thực hiện thú vui yêu thích này.
Khi đã trở thành một mẹ bầu, việc phải ngồi yên một chỗ trong vài giờ đồng hồ quả thật sẽ rất khó chịu. Những phiền toái như liên tục chạy vào nhà vệ sinh hoặc ngủ gật lúc nào không biết trong khi bộ phim vẫn đang rất hấp dẫn sẽ khiến các mẹ thấy chán nản.
6. Chuẩn bị tài chính
Đây là một sự chuẩn bị vô cùng cần thiết với các cặp vợ chồng đang có ý định có con trong tương lai gần.
Việc có một khoản tiền tiết kiệm dành cho mục đích sinh con sẽ giúp người phụ nữ cảm thấy an tâm trong thời gian nghỉ sinh và chăm sóc em bé ở nhà.
Mặc dù nhiều gia đình đã tính toán kĩ lưỡng nhưng trên thực tế việc chi tiêu cho em bé vẫn tốn kém hơn dự tính rất nhiều. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay một kế hoạch tài chính cho tương lai chào đón thành viên mới càng cụ thể và chi tiết càng tốt.
7. Bổ sung dinh dưỡng
Bất kỳ người phụ nữ nào đang nghĩ về chuyện mang thai thì từ 3 đến 6 tháng trước khi có bầu nên bổ sung vitamin hàng ngày. Viatamin quan trọng để bổ sung là axit folic với hàm lượng 400mg/ngày.
Thai nhi được nhận đủ vitamin nhóm B này trước và sớm trong thai kỳ có thể giảm các khuyết tật bẩm sinh ở não và cột sống lên đến 70%.
Ngoài việc cung cấp các loại vitamin tổng hợp, mẹ bầu còn cần bổ sung nguyên tố sắt để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, canxi hỗ trợ cho hệ răng và xương.
8. Ngủ đủ giấc
Khi mang thai, mẹ bầu thường trằn trọc mất ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra như những cơn đau hông liên tục kéo đến, phải dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu hay ợ nóng...
Nhưng thời điểm này các mẹ vẫn chưa phải là một bà bầu đâu nhé! Hãy ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe ổn định. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ quá ít 8 giờ/ngày thường có bị rối loạn kinh nguyệt nhiều hơn những người ngủ đủ giấc.
9. Vứt bỏ những căng thẳng
Tâm lý căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng. Chu kỳ rụng trứng của người phụ nữ bị thay đổi phần nhiều do các rối loạn tâm sinh lý.
Các chị em cần nên thả lỏng cơ thể và cân nhắc hướng giải quyết hạn chế thấp nhất những tiêu cực. Đâu phải chuyện gì cũng là hoàn hảo!
Các chuyên gia tâm lý cho rằng không có toa thuốc nào để con người ta hết stress nhưng các mẹ có thể áp dụng những liệu pháp đơn giản có thể giúp bạn cảm thấy lạc quan và ít lo lắng như:
- Dành 15 phút trước khi đi ngủ để suy nghĩ về mọi chuyện đã xảy ra trong ngày hôm nay.
- Đọc một vài trang sách trước khi ngủ.
- Viết nhật ký thường xuyên
10. Chụp ảnh
Lần cuối hai vợ chồng bạn chụp ảnh cùng nhau là khi nào? Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để bố và mẹ chụp những bức ảnh cùng nhau trước khi em bé chào đời. Các mẹ có thể chụp bất kì thứ gì mình thích: những nơi hai người thường lui tới, căn nhà ấm áp của cả hai, những món đồ yêu thích…
Những bức hình này sẽ trở thành những trang nhật ký ảnh sống động dành cho cả gia đình. Sẽ rất thú vị khi người mẹ đưa cho con những cuốn album để bé biết về cuộc sống của cha mẹ trước khi bé ra đời.
11. Thưởng thức nhiều món ăn khác nhau
Các mẹ hãy trổ tài để đa dạng hóa các món ăn trong gia đình vào giai đoạn này. Khi mang thai việc ăn uống của các mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn và không được ăn uống thoải mái như lúc son rỗi này đâu.
Nếu có điều kiện, đừng ngại ngần khi hai vợ chồng cùng hẹn hò đi ăn nhà hàng vào một buổi tối cuối tuần lãng mạn.
12. Sắp xếp lại nơi ở
Có một không gian ở thoáng đãng, vị trí tiện lợi cho sinh hoạt gia đình khiến người phụ nữ thấy an tâm khi chuẩn bị mang thai. Và tốt nhất là cố định nơi ở trong suốt thời gian trước và sau khi sinh nở.
Mặt khác, hai vợ chồng bạn cũng nên sắp xếp lại không gian trong căn nhà để dành những khu vực đặt đồ của em bé một cách hợp lý. Việc để một căn phòng riêng cho trẻ trong thời gian đầu chưa thực sự cần thiết vì trẻ sơ sinh nên nằm cùng bố mẹ.
13. Sắp xếp công việc đang làm
Trước khi có ý định mang bầu, các mẹ nên cân nhắc về công việc hiện tại mình đang làm. Cụ thể là hãy đặt những câu hỏi như: Nó có phù hợp với một mẹ bầu hay không? Nếu như phải nghỉ làm để chăm con ốm thì sếp có cằn nhằn không? ...
Và điều quan trọng là các mẹ nên làm việc ở một nơi nào đó cố định ít nhất từ 12 tháng trở lên để được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm thai sản.
14. Xin kinh nghiệm mang thai từ người thân
Bà ngoại, mẹ, các cô, dì sẽ là những người chỉ dẫn tận tâm vì họ là những người đi trước đã có kinh nghiệm trong việc sinh nở và chăm sóc em bé. Hãy hỏi họ về sức khỏe thai kỳ của những phụ nữ trong gia đình nội, ngoại vì yếu tố di truyền.
Hãy cung cấp cho bác sĩ những thông tin có liên quan đến tiền sử di truyền của gia đình nếu bạn nhận thấy có những trường hợp mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như: chất lượng trứng kém, tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng
15. Khám sức khỏe định kỳ
Ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai, các cặp vợ chồng nên đi khám sức khỏe định kỳ. Việc theo dõi và làm các xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe tim mạch như huyết áp cao và cholesterol, bệnh tiểu đường, hen suyễn, hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
Thông thường nam giới lười đi khám bệnh hơn nhưng việc theo dõi sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bác sĩ phát hiện những căn bệnh mãn tính, các loại thuốc đang dùng có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng hoặc những trở ngại cho sức khỏe của thai nhi sau này.
Các chị em phụ nữ nên tiêm chủng một số bệnh như: cúm, thủy đậu, rubbela.. 3 tháng trước khi có bầu.
16. Đi khám nha sĩ
Khi nghe qua, nhiều phụ nữ cho rằng sức khỏe răng miệng đâu liên quan đến khả năng sinh sản. Nhưng trên thực tế đã chứng minh, việc chăm sóc răng miệng tốt trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và đi khám răng đều đặn có thể giảm nguy cơ sẩy thai lên đến 70%. Ngược lại những mẹ bầu bị các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu nhưng không được theo dõi để điều trị dễ bị sẩy thai, sinh non, và tiền sản giật.
17. Đi nghỉ cùng bạn bè
Ngoài việc đi du lịch với ông xã tới những nơi mà bạn ao ước thì việc chia sẻ kỳ nghỉ với những người bạn gái thân cũng là lựa chọn tuyệt vời trước khi bạn trở thành một bà mẹ thực sự.
18. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Lâu nay, các mẹ vẫn thường chọn những màu nhuộm thời trang để làm đẹp cho mái tóc của mình hay trang trí móng tay với những màu sơn nổi bật. Khi có ý định mang thai, tốt hơn hết hãy ngưng việc tiếp xúc với các hóa chất để làm đẹp.
Mặc dù, chưa có những nghiên cứu khoa học chứng minh được việc nhuộm tóc có ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các chuyên gia đều khuyên phụ nữ nên giảm thiểu việc tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai.
19. Hạn chế sắm quần áo mới
Những bộ váy bó sát và quần jean skinny sẽ không còn được sử dụng khi các mẹ có bầu. Vậy tại sao chúng ta lại phải tốn kém một khoản chi tiêu cho những thứ chúng ta sẽ không sử dụng được?
Khi bước sang tháng thứ 5, thứ 6 của thai kỳ, các mẹ sẽ thấy sự thay đổi kích thước cơ thể một cách nhanh chóng. Lúc này, các mẹ có thể sắm sửa quần áo, giầy dép phù hợp với từng giai đoạn mang bầu.
20. Cùng nhau thảo luận về việc chăm sóc con cái
Việc chia sẻ cùng chồng về các chủ đề chăm sóc, nuôi dạy con cái rất cần thiết trước khi vợ chồng bạn quyết định có thêm thành viên mới trong gia đình. Hãy chia sẻ thẳng thắn những suy nghĩ, mong muốn và cả những lo lắng mà người phụ nữ sẽ đối diện trong suốt 9 tháng mang bầu.
Những sắp xếp và thống nhất về việc chăm sóc em bé khi chào đời và cách nuôi dạy con trong những năm tháng đầu đời có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Phương Thanh (Theo Parent)
Các tin khác:
4 lời khuyên của chuyên gia để nuôi dạy con gái - (15/01/2021)
5 câu nên nói với con mỗi ngày - (20/12/2020)
Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ - (15/12/2020)
Nghe xong những lý do này, cha mẹ sẽ ngưng ngay việc ép buộc con phải xin lỗi người khác - (13/12/2020)
9 mẹo giúp con làm bài tập về nhà hiệu quả đến bất ngờ - (09/12/2020)
Cha mẹ nên làm gì khi con bắt gặp đang 'làm chuyện tế nhị'? - (22/10/2020)
Vì sao tôi khuyến khích con xem tivi - (07/10/2020)
Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này - (07/10/2020)
Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ - (22/09/2020)
Giúp trẻ nhút nhát trở thành “diễn giả” tự tin - (14/09/2020)
3 lý do khiến cha mẹ thấy 'kiệt sức' khi nuôi con - (07/09/2020)
10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con - (07/09/2020)
5 dấu hiệu trẻ thông minh giả, cha mẹ tưởng hay tự hào khoe khoang ngờ đâu 'sai bét' - (26/08/2020)
3 bước để con dậy thì vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ - (08/07/2020)
Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau - (23/06/2020)
4 lý do chứng minh mẹ đừng bao giờ quát con 'Đừng khóc nữa!' - (16/06/2020)
6 thói quen tốt cần rèn cho trẻ trước 8 tuổi - (10/06/2020)
5 tác dụng của việc ôm con mỗi ngày - (10/06/2020)
Sai lầm của cha mẹ khiến con quan niệm lệch lạc về tiền - (25/05/2020)
5 lợi ích của việc cho trẻ gần gũi ông bà - (11/05/2020)
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - (24/04/2020)
Năm điều ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ - (02/03/2020)
Giúp con tìm ra đam mê - (13/02/2020)
Gợi mở tình yêu sách cho con trẻ - (12/02/2020)
Mẹ trẻ có tư tưởng tiến bộ: Dạy con trai làm một việc mà trước nay ai cũng nghĩ chỉ dành cho con gái - (09/10/2018)
4 dấu hiệu con bạn vượt trội về trí thông minh cảm xúc - (16/08/2018)
Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng - (10/04/2018)
Những thời điểm phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ - (05/04/2018)
Sự khác biệt giữa cha mẹ 'bình thường' và 'thông thái' - (26/03/2018)
Trước khi làm mẹ, hãy học cách để làm một đứa trẻ - (22/03/2018)
Những cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của con sẽ được 'dập tắt' khi mẹ hành xử theo cách này - (14/03/2018)
Bảo vệ mắt bé khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng quy tắc 20-20-20 - (27/02/2018)
Để mỗi buổi sáng không còn phải liên tục giục giã 'Nhanh lên con', hãy thử các bước này - (26/02/2018)
Dạy con 'chịu đựng' hay 'chơi tới' khi bị chọc phá? - (05/01/2018)
Quyết định ngừng la mắng con trong vòng 1 năm, bà mẹ 4 con đã rút ra nhiều bài học quý giá - (21/12/2017)
Một số sai lầm của cha mẹ khiến con không thể tiến xa - (08/11/2017)
15 tình huống trẻ phải có kỹ năng để sống sót - (01/11/2017)
5 câu nói thường ngày nhưng dễ làm thất bại một đứa trẻ - (01/11/2017)
Dạy gì thì dạy, trẻ từ 4 - 7 tuổi phải đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức này - (25/09/2017)
9 món đồ quen thuộc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ các bố mẹ không nhận ra - (25/09/2017)
Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con - (10/08/2017)
Con cái dễ hư hỏng nếu vợ chồng bất hòa - (07/06/2017)
Vô tư làm đẹp cho con mà bố mẹ không biết đang đẩy con đến nguy cơ dậy thì sớm - (17/04/2017)
Cha mẹ đều mắc những lỗi này khi nuôi con - (17/04/2017)
Bố mẹ hãy làm 3 điều này hàng ngày để nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc - (30/06/2016)
5 dấu hiệu 'vạch tội' bạn không phải người mẹ tốt trong mắt con - (16/06/2016)
Sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa - (16/06/2016)
6 câu người lớn vẫn hay đùa dễ khiến trẻ tổn thương cả đời - (03/06/2016)
7 chiêu luyện con ham đọc sách được các bố mẹ thông minh chia sẻ - (18/05/2016)
Dỗ con bằng điện thoại, iPad là đánh mất cơ hội phát triển của trẻ - (12/04/2016)
Những lỗi lầm nho nhỏ khiến mẹ rơi nước mắt - (23/03/2016)
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con - (26/02/2016)
'Bố mẹ đừng bao giờ mắng con trước mặt khách' - (16/02/2016)
Sai lầm khi khen trẻ xinh đẹp, thông minh - (12/01/2016)
Các loại vắc xin bố mẹ không thể không cho con đi tiêm - (04/01/2016)
5 kỹ năng cần dạy trẻ trước khi đi học mẫu giáo - (21/12/2015)
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào - (22/10/2015)
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều - (13/10/2015)
Những câu đùa của người lớn làm tổn thương trẻ - (06/10/2015)
Những điều không nên làm khi chuẩn bị cho con đi mẫu giáo - (31/08/2015)
Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2 - (28/08/2015)
Muốn con tự giác học, bố mẹ đừng ngồi kèm - (19/08/2015)
Đối phó với con quá say smartphone - (11/08/2015)
Giàu cỡ nào cũng chỉ mua cho con 1 chiếc điện thoại 'cục gạch' - (30/07/2015)
Những điều đơn giản ba mẹ làm để con thấy được yêu thương - (24/07/2015)
6 nguyên tắc giúp bạn dạy con tự lập thành công - (22/07/2015)
Cách xử sự của cha mẹ khi con có người yêu sớm - (06/07/2015)
Những điều các bà mẹ cần dạy con trai - (16/06/2015)
7 nguyên tắc dành cho con trong thời gian nghỉ hè - (12/06/2015)
5 hoạt động trong nhà gắn kết bố và con trai - (03/06/2015)
Những việc cha mẹ nên làm để con có nghỉ hè thú vị - (25/05/2015)
4 câu bố mẹ nên hỏi mỗi ngày để giúp con hạnh phúc - (25/05/2015)
9 lợi ích trại hè với trẻ - (22/05/2015)
Giúp các ông bố không mắc sai lầm khi kỷ luật con - (06/05/2015)
Nghệ thuật để cha mẹ trở thành người bạn của con - (27/04/2015)
Những dị vật nguy hại trẻ con thường nuốt phải - (17/04/2015)
Nguyên tắc 'vàng' khi bố mẹ cho con học tiếng Anh sớm - (07/04/2015)
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để con được lớn - (12/03/2015)
Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết - (14/02/2015)
8 cách giúp trẻ xem việc nhà là trò chơi - (13/01/2015)
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn - (18/12/2014)
'Người thầy' của cuộc sống - (18/11/2014)
Có nên cho trẻ làm bạn với công nghệ? - (03/11/2014)
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh - (25/08/2014)
“Qui tắc vàng” chăm trẻ sốt tại nhà - (28/07/2014)
Trẻ thông minh có 12 đặc điểm “độc” - (22/06/2014)
10 cách đơn giản để kết nối với con tuổi teen - (17/06/2014)
Nhiếp ảnh gia mách 10 mẹo chụp ảnh con tuyệt đẹp - (28/05/2014)
Bài thuốc dân gian phòng và chữa sởi cho bé - (16/04/2014)
Những lời của cha nhắn nhủ con gái bé bỏng - (10/04/2014)
Bí quyết dạy con của người Nhật - (21/03/2014)
Cách khiến con vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị cơm tối - (21/03/2014)
Những biện pháp sai lầm của cha mẹ khi con học dốt - (19/03/2014)
Mẹo hay giúp bé không còn sợ ngủ một mình - (20/02/2014)
Những dấu hiệu cần biết để phát hiện trẻ có năng khiếu - (18/02/2014)
Những việc nhà mẹ nên để con tự làm - (07/02/2014)
Những lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng - (28/12/2013)
Nên và không nên khi mang thai - (26/12/2013)
Tính kiêu ngạo ở trẻ - (18/12/2013)
Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của ba mẹ Đức - (15/12/2013)
Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn - (13/12/2013)
Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa - (10/12/2013)
Dạy con tính tự giác - (26/11/2013)
9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông - (11/10/2013)
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - (12/08/2013)
Bệnh trầm uất ở trẻ em - (06/08/2013)
Thương yêu sẽ đón các em về - (06/07/2013)
Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới - (10/01/2013)
Dạy con quá khó ? - (05/09/2012)
Giới thiệu con với khách đến chơi nhà - (23/08/2012)
Làm gương cho con - (30/07/2012)
Người mẹ tốt - (13/06/2012)
Hãy tin con! - (04/02/2012)
Cháu hư tại ai? - (27/11/2011)
Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ - (21/07/2011)
Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông - (03/04/2011)
Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe trẻ - (22/12/2010)
Bí quyết dạy con tự lập từ trong nôi - (12/10/2010)
7 điều bạn cần dạy con từ khi còn bé - (30/06/2010)
Bố mẹ và gia đình cần lưu ý trong việc chăm sóc, giáo dục vị thành niên ở lứa tuổi dậy thì - (06/06/2010)
Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh - (21/04/2010)
Dùng đòn roi không giúp con nên người - (16/04/2010)
7 câu cha mẹ cần nói thường xuyên với con - (01/01/2007)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
XEM LỊCH CÔNG TÁC





