HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
VĂN BẢN MỚI
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
LỊCH CÔNG TÁC
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Danh mục
Đồng hành và chia sẻ trong hoạt động Bình đẳng giới
Dẫu tình trạng bất bình đẳng giới đã được cải thiện hơn nhiều so với hàng thập kỷ trước đây, song phụ nữ hiện nay vẫn được xem là một trong những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Bởi lẽ, so với nam giới, tình trạng mù chữ ở phụ nữ vẫn gấp đôi; trình độ chuyên môn càng ở mức cao thì tỉ lệ phụ nữ càng thấp dần; cộng với thiên chức làm vợ làm mẹ khiến phụ nữ khó có cơ hội việc làm hơn nam giới rất nhiều. Thiếu việc làm hoặc việc làm được trả công ít hơn nam giới nên thu nhập của phụ nữ bình quân cũng bằng 2/3 nam giới. Không làm “trụ cột” về kinh tế thì dĩ nhiên trong rất nhiều gia đình, phụ nữ trở thành yếu thế. Phụ nữ thiếu sự tôn trọng, không được quyết định những vấn đề lớn; thậm chí bị bạo lực về tinh thần lẫn thể chất là tình trạng khá phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay.
Ở một góc độ khác, tỉ lệ phụ nữ tham chính so với nam giới ở nước ta vẫn còn thấp và càng ở cấp cao càng ít phụ nữ giữ vị trí ra quyết định dù Việt Nam ngày càng có nhiều quy định, cả về chủ trương lẫn luật pháp về bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực chính trị. Tiếng nói của phụ nữ trong các cơ quan, tổ chức, trong bộ máy lãnh đạo “yếu” không chỉ vì họ ít hơn nam giới và nhiều khi họ ngại nói vì cứ nói ra là có người nghĩ “nói cho riêng mình” chứ chưa hiểu rằng đó là tiếng nói cho “giới mình”.
Bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực tham chính, các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình là một“câu chuyện” dài và không dễ gì ngày một ngày hai có thể cải thiện. Chính vì vậy, tích cực bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ là một nhiệm vụ tối quan trọng của tổ chức Hội LHPN Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật Bình đẳng giới, Hội LHPN các cấp đã có những việc làm cụ thể và hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác nhân quyền nói chung, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Đà Nẵng trong lĩnh vực tham chính nói riêng.
Hoạt động đầu tiên phải kể đến đó là công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo, khó khăn, khuyết tật; phụ nữ không có nghề nghiệp, việc làm ổn định - bởi hơn ai hết họ là những người dễ bị tổn thương nhất, yếu thế trong cả gia đình lẫn ngoài xã hội. Ngoài thực hiện có hiệu quả nguồn ngân sách của thành phố về công tác “giảm nghèo”, Hội tích cực khai thác các nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm. Đặc biệt là Hội đã biết cách khai thác từ nội lực của chính phụ nữ với tinh thần “nhường cơm xẻ áo” - và xem đây là nguồn lực bền vững của tổ chức Hội. Bình quân mỗi năm Hội đã giúp đỡ trên 5.000 hộ PN nghèo, khó khăn, khuyết tật với tổng số tiền hơn 150 tỉ đồng (trong đó gần 30 tỉ do Hội khai thác) thông qua hoạt động như hỗ trợ vay vốn, phương tiện sinh kế, xây dựng, sửa chữa nhà ở....Ngoài ra, hàng năm các cấp Hội tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hơn 10.000 PN.'
Một trong những hoạt động được xem là“điểm sáng” của Đà Nẵng hiện nay là công tác phòng chống bạo lực gia đình. Nói đến việc này, khó ai có thể quên được cái buổi “nói chuyện” đầy ý nghĩa của Bí thư Thành ủy vào năm 2009 với “các ông chồng thường xuyên bạo lực vợ”. Có thể nói, sự kiện này đã có tác động rất lớn đối với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình. Sự đồng hành tích cực hơn của các cấp, các ngành trong cuộc hành trình khá vất vả và nhạy cảm này đã giúp Hội LHPN làm tốt hơn nhiệm vụ phòng chống bạo lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua. Bên cạnh Trung tâm hỗ trợ kết hôn của Hội LHPN thành phố, các cơ quan chuyên trách Hội ở cơ sở, hiện Hội đã có mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với trên 600 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” và trên 200 câu lạc bộ, tổ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình trong địa bàn dân cư.
“Có nhà ở” là một trong những chương trình “3 có” thành phố Đà Nẵng đề ra cũng được Hội LHPN các cấp tích cực hưởng ứng trong nhiều năm qua. Các cấp Hội đã vận động xây dựng, sửa chữa được 420 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Đặc biệt, từ năm 2012, Hội được lãnh đạo thành phố tin tưởng giao cho nhiệm vụ khảo sát nhu cầu nhà ở của phụ nữ. Chỉ trong 2 năm, đã có 341 phụ nữ do Hội đề xuất đã được được lãnh đạo thành phố bố trí chung cư, trong đó có 238 phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn - một trong những đối tượng được thành phố, cũng như tổ chức Hội quan tâm nhất hiện nay.
Đặt biệt, trong lĩnh vực tham chính, các cấp Hội LHPN đã triển khai hàng loạt biện pháp về nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ; xây dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ tham chính... 10 năm gần đây, Hội đã có 01 đề tài khoa học và một cuộc khảo sát về cán bộ nữ. Định kỳ 6 tháng/lần nắm bắt tình hình công tác cán bộ nữ, nhất là nữ lãnh đạo, quản lý để thông tin với cấp ủy, chính quyền, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và đề xuất các giải pháp cụ thể. Bên cạnh việc tham mưu về danh sách cán bộ nữ, phụ nữ tham gia ứng cử BCH Đảng bộ, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong các kỳ bầu cử, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền trong phụ nữ và cử tri ủng hộ cho phụ nữ tham chính; tập huấn cho ứng cử viên nữ trước các kỳ bầu cử để đủ tự tin trình bày chương trình hành động trước cử tri v.v... Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha (PyD), Hội đã tổ chức thành công nhiều hoạt động, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ trong lĩnh vực tham chính.
Và gần đây, Hội Nữ Trí thức TP Đà Nẵng ra đời đã nhanh chóng cùng với Hội LHPN và các cơ quan, tổ chức, các thành viên của mình sát cánh tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như tập huấn nâng cao năng lực cho 50 nữ lãnh đạo, quản lý; triển lãm “Góc nhìn phụ nữ tham chính”, cuộc thi “Tôi kể chuyện này” (dành riêng cho cán bộ nữ, nữ trí thức)...Đặc biệt, Nhóm liên kết phụ nữ tham chính ra mắt vào ngày 17/5 vừa qua là môi trường và cơ hội cho nữ trí thức và cán bộ nữ gặp gỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và sát cánh bên nhau cùng phát triển.
Hoạt động vì bình đẳng giới không phải là công việc mới mẻ, nhưng để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của tổ chức Hội LHPN và Hội Nữ Trí thức thành phố Đà Nẵng trong công tác tuyên truyền, vận động, khai thác các nguồn lực và làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, giám sát, rất cần sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc hơn nữa của cấp ủy; sự đồng hành và sẻ chia trách nhiệm của của các cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là những lĩnh vực mà không thể chỉ có tổ chức Hội và bản thân mỗi phụ nữ giang vai gánh vác được như xóa đói giảm nghèo, việc làm, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bạo lực gia đình..., nhất là trong lĩnh vực tham chính!
Thanh Hải
Các tin khác:
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng - (20/04/2018)
Bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ - (27/03/2018)
Thêm 330 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư - (16/03/2018)
11 nữ doanh nhân 9X nổi bật nhất của Việt Nam - (15/03/2018)
Ba nữ lãnh đạo sẽ tham dự APEC 2017 - (08/11/2017)
Kỷ nguyên số - lợi thế của phụ nữ tham gia vào nền kinh tế - (08/11/2017)
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ - (29/09/2017)
Sẽ có 10 sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới theo phong cách mới - (01/09/2017)
Phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội - (10/08/2017)
Phụ nữ thành công hơn nam giới trong việc gọi vốn hạt giống từ cộng đồng - (10/08/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khoá 14 - (10/06/2017)
Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo - (10/04/2017)
Chính phủ muốn thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp - (27/12/2016)
Đề nghị không bãi bỏ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ - (05/12/2016)
Tăng hình ảnh tích cực về phụ nữ trong sách giáo khoa - (18/07/2016)
Doanh nghiệp nữ với Hội nhập TPP: Cơ hội và thách thức - (18/07/2016)
Gần 40% nữ ứng viên trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV - (16/06/2016)
Chân dung 8 nữ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam - (14/04/2016)
Ứng viên nữ tăng về lượng lẫn chất - (12/04/2016)
Ba tân ủy viên nữ Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bầu là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội - (12/04/2016)
Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống - (18/03/2016)
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức - (29/02/2016)
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực - (16/02/2016)
Vấn đề bình đẳng giới trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 - (11/01/2016)
Phụ nữ và cơ hội vươn cao - (11/01/2016)
Lao động nữ chịu thiệt thòi - (14/12/2015)
Cần có sự nhạy cảm giới trong biên soạn giáo trình và giảng dạy đại học - (18/11/2015)
Biết thất nghiệp từ khi... còn đi học - (03/11/2015)
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội và thách thức đối với lao động nữ - (12/10/2015)
Phụ nữ - Người gieo mầm xanh hòa bình - (06/10/2015)
Điều hành hoạt động nhóm có sự cùng tham gia - (24/06/2015)
Tài liệu Tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho Phụ nữ tham chính - (16/06/2015)
Tài liệu Hướng dẫn Tập huấn Kỹ năng lãnh đạo - (12/06/2015)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Tài liệu hướng dẫn tập huấn Kỹ năng giao tiếp dành cho phụ nữ tham chính - (05/06/2015)
Chỉ số cảm xúc cao giúp nữ lãnh đạo tốt hơn nam - (28/05/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ - (10/04/2015)
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế - (25/03/2015)
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính - (26/02/2015)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ - (10/02/2015)
Quyền của phụ nữ trong công ước CEDAW và pháp luật Việt Nam - (03/02/2015)
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới trong tham chính - (12/12/2014)
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ra mắt phim ngắn “Ngày mới của Phương” - (15/11/2014)
Đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý - (03/11/2014)
Trăng nơi đáy giếng- thực hay ảo vẫn day dứt lòng - (16/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (07/10/2014)
Vai trò kép của người phụ nữ tham chính - những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm giải quyết - (18/09/2014)
Phụ nữ tham chính – vẫn còn những khó khăn - (16/09/2014)
Một vài suy nghĩ về công tác cán bộ nữ ở quận Thanh Khê hiện nay - (25/08/2014)
Định kiến giới - 'Rào cản' cần xóa bỏ trong tiến trình thực hiện Bình Đẳng giới - (18/08/2014)
Thể lệ cuộc thi viết truyện ngắn với chủ đề “Cùng chia sẻ để thành công” - (29/06/2014)
Hạnh phúc gia đình và sự nghiệp - Quyền song hành của phụ nữ - (23/06/2014)
Lễ ra mắt Nhóm liên kết phụ nữ tham chính thành phố Đà Nẵng - (19/05/2014)
Công tác cán bộ nữ -phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm - (25/04/2014)
Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch dự án có sự cùng tham gia - (21/04/2014)
Tài liệu tập huấn Truyền thông thúc đẩy Phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (11/04/2014)
Nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới - (10/03/2014)
Bức tranh phụ nữ tham chính tại thành phố Đà Nẵng năm 2013 - (13/02/2014)
Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới - (08/02/2014)
Vượt qua rào cản - (03/01/2014)
Anh hùng đâu cứ phải mày râu - (18/12/2013)
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Chính sách – Pháp luật năm 2013 - (28/10/2013)
Tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ nữ lãnh đạo - (08/10/2013)
Sinh hoạt chuyên đề về Luật bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình - (04/10/2013)
Tập huấn kỹ năng thúc đẩy các hoạt động nhóm có sự cùng tham gia năm 2013 - (08/08/2013)
Hội Liên hiệp phụ nữ quận Sơn Trà mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội năm 2013 - (05/08/2013)
Hội LHPN huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cho Tổ phản ứng nhanh về phòng chống bạo lực gia đình - (31/05/2013)
Hội LHPN quận Hải Châu tổ chức tập huấn kiến thức bình đẳng giới - (30/05/2013)
Hội LHPN quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về giới và Luật bình đẳng giới - (29/05/2013)
Hội Nữ trí thức thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho nữ trí thức thành phố Đà Nẵng” - (23/05/2013)
Tập huấn về phản biện xã hội cho cán bộ các cấp Hội phụ nữ - (28/12/2012)
Một số quy tắc quản lý nguồn nhân lực - (05/04/2012)
Tập huấn “Truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính và hoạt động cộng đồng - (03/04/2012)